Thông tin giá dầu thô thế giới liên tiếp lao dốc, xuống mức thấp nhất trong 6 năm rưỡi trong khi giá xăng trong nước cũng thực hiện điều chỉnh theo chu kỳ tính giá. Tuy nhiên, mức điều chỉnh giá xăng dầu trong nước chỉ nhỏ giọt và không được như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Mặc CPI giảm, bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng trưởng ấn tượng
- Cập nhật : 29/08/2015
(Tin kinh te)
Theo Tổng cục thống kê, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giảm; song doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 271,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2015 với mức giảm 0,07% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 8 tăng 0,61% và tăng 0,61% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân tám tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%.
Như vậy, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giảm; song doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 207,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 10,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 11,3%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% và tăng 12,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2% và tăng 8,5%.
Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2116,7 nghìn tỷ đồng; tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm 2014).
Theo Tổng cục thống kê, nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là những yếu tố chủ yếu làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 8 tháng năm nay.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt 1608,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành hàng tăng khá như lương thực, thực phẩm tăng 15,2%; may mặc tăng 12,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước tăng 11,7%; phương tiện đi lại ước tăng 9,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 8,4%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng đạt 246,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và giảm 1,2%.
Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay đạt 242,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.