Công ty Dung Dịch Khoan và Hóa Phẩm Dầu Khí DMC bán hóa chất TCCA dùng trong xử lý nước, thủy sản, chất lượng đảm bỏa giá cả cạnh tranh. mọi chi tiết xin liên hệ (0911728882 Lan)
Chính phủ cho phép nhập 100.000 tấn, thị trường đường liệu có hạ nhiệt?
- Cập nhật : 13/06/2016
Giá đường của thế giới liên tục tăng trong thời gian gần đây. Trong khi đó, tại Việt Nam sản lượng mía đường sụt giảm mạnh, cung không đủ cầu. Thị trường mía đường liệu có hạ nhiệt khi mới đây Chính phủ cho phép Bộ Công Thương nhập khẩu 100 nghìn tấn đường?
Sản lượng sụt giảm, giá đẩy lên cao
Thực trạng của ngành mía đường hiện nay không phải gặp khó khăn về thu mua nguyên liệu mà gặp khó khăn bởi tình trạng hạn hán kéo dài do tác động của El Nino. Đây là năm thứ hai liên tiếp ngành mía đường Việt Nam gặp phải tình trạng này dẫn đến sản lượng mía đường sụt giảm.
Trao đổi với NDH, lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết năm nay ngành mía đường trong nước chỉ cung cấp khoảng 1,2 triệu tấn và sụt giảm nhiều so với năm trước. Hiện nay giá đường trên thế giới đang lên rất cao do một số nước mất mùa mía. “Hiện chưa ai kết luận rằng giá đường bị đẩy lên cao do khan hiếm nguyên liệu, chưa có cơ sở để kết luận điều này”, chuyên gia này cho biết.
Theo lãnh đạo Hiệp hội Mía đường, ngành mía đường Việt Nam không gặp khó khăn khi khan hiếm nguồn cung mà chỉ gặp khó khăn khi có tình trạng buôn lậu đường.
Vừa qua Bộ Công Thương có trình Chính phủ xin phép được nhập 100 nghìn tấn đường và đã được Chính phủ chấp thuận nhằm bổ sung nguồn cung trong nước, cân đối cung cầu. Liệu khi có thêm nguồn cung, thị trường mía đường trong nước có hạ nhiệt?
Lãnh đạo Hiệp hội Mía đường cho rằng “theo quy luật kinh tế thị trường thì thị trường đang sốt sẽ phải xuống giá nhưng không thể nói 100 nghìn tấn đường vào thị trường sẽ giá đường sẽ hạ nhiệt. Điều này không chắc chắn bởi giá đường thế giới những ngày gần đây đang lên rất cao, nếu nhập sẽ phải nhập giá cao, khi đó giá bán ra thị trường cũng cao. Khi giá đường quá cao sức mua sẽ giảm bởi đường là mặt hàng thiết yếu nhưng không phải là mặt hàng thiết yếu đến nỗi không “nhịn” được. Do vậy giá cao thì cầu sẽ giảm, giá tăng đến biên độ nào đó sẽ giảm cầu".
Các doanh nghiệp sản xuất lớn đã chuẩn bị mua nguyên liệu từ 3 đến 6 tháng thậm chí 1 năm trước đó nên không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất. Chỉ những doanh nghiệp nhỏ lẻ mới bị ảnh hưởng mạnh khi giá đường tăng cao.
Hiện nay, giá đường của mùa vụ năm 2016 đang được bán với mức 16.500 đồng/kg đến 17.100 đồng/kg. Trong khi mức giá đường năm ngoái là 12.750 đồng- 13.400 đồng/kg.
Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường, sản lượng mía đường mùa vụ 2016 sụt giảm 1,4 triệu tấn so với niên vụ trước đó.
Không vì tác động El Nino mà bỏ cây mía
Hiệp hội Mía đường cho hay, trước 1975, Việt Nam không hề thua kém trong cạnh tranh một số mặt hàng so với Thái Lan về hàng nông nghiệp trong đó có mía đường. Nhưng hiện nay, Thái Lan có số lượng xuất khẩu mía đường đứng nhì thế giới và sản lượng đứng thứ 3, 4 của thế giới cho thấy rõ họ vượt xa Việt Nam với định hướng phát triển đúng đắn.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay ngành đường đang đối mặt với nền kinh tế thị trường mở khi Việt Nam kí rất nhiều hiệp định đa phương và song phương. Câu chuyện biến động về giá chỉ là một phần của thị trường, điều quan trọng là cần phải xây dựng nguồn lực vững để chủ động với biến động về giá.
Hạn hán liên tiếp, liệu bà con nông dân có bỏ cây mía để trồng cây khác thay thế cho năng suất? Trả lời câu hỏi này của phóng viên NDH, lãnh đạo Hiệp hội Mía đường cho rằng nói về El Nino, cây mía là một trong những cây chịu hạn giỏi nhất nên không phải vì El Nino mà bà con bỏ cây mía để đi trồng cây khác.
“Áp lực lớn nhất của các nhà máy mía đường là làm thế nào để bà con nông dân trồng mía, sống được nhờ mía trên mảnh đất của họ, nếu không họ sẽ tìm đến cây khác, nhà máy mất nguồn nguyên liệu. Nhà máy đường không có mía là nhà máy đường chết”, lãnh đạo Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay.
Tuy nhiên, bà con nông dân không thể nói bỏ cây mía là bỏ ngay được, bởi để chuyển đổi sang một cây trồng khác không dễ. Đằng sau đó là câu chuyện: ai tài trợ vốn, ai thu mua tiêu thụ, ai hướng dẫn đầu tư canh tác. Đây là vấn đề liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Chuyện có người nói chán, muốn bỏ cây mía để trồng cây khác là có nhưng rất ít.
Trong nông nghiệp mất định hướng là cả một câu chuyện dài và khó khăn vô cùng bởi những người làm nông vốn ít, xoay sở trong nền kinh tế thị trường mà mất định hướng nguy hiểm và rất khó.
Đến tháng 10 bắt đầu vào vụ mía mới, một số nhà máy đường toàn quốc đi vào sản xuất đường, đặc biệt là các nhà máy tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ bắt đầu đi vào sản xuất. Để bổ sung nguồn cung, hiện nay Việt Nam còn hạn ngạch nhập khẩu theo cam kết của Việt Nam với WTO khoảng 85 nghìn tấn, cộng với 100 nghìn tấn Chính phủ mới cho phép nhập khẩu. Ngoài ra vẫn có một số lượng nhất định nguồn cung từ nhập khẩu đường lậu.
(Theo Người Đồng Hành)