Xuất khẩu gạo của Việt Nam quý I/2016 dự báo đạt 1,3 triệu tấn. Giá gạo nội địa Myanmar tháng 2/2016 tăng mạnh do nguồn cung thắt chặt.
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 11/11
- Cập nhật : 11/11/2015
(Tin kinh te)
Thái Lan đạt được thỏa thuận xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang Indonesia. Nhập khẩu gạo EU từ các nước LDC châu Á giảm 7%.
Giá gạo thế giới ngày 11/11/2015
Thái Lan đạt được thỏa thuận xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang Indonesia
Thái Lan đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ G2G xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang Indonesia, Bloomberg dẫn lời Bộ Thương mại Thái Lan cho biết.
Theo đó, Thái Lan sẽ xuất khẩu 50.000 tấn gạo 4% tấm và 450.000 tấn gạo 15% tấm vụ mới sang Indonesia, giao hàng từ tháng 11/2015 đến tháng 3/2016.
Thỏa thuận này sẽ mang về cho chính phủ Thái Lan 8 tỷ baht (224 triệu USD).
Với thỏa thuận này, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan theo thỏa thuận G2G trong năm nay sẽ lên đến 2 triệu tấn. Thái Lan đã ký phiếu xuất khẩu 300.000 tấn gạo 25% tấm sang Philippines.
Cũng trong năm nay, Thái Lan phải giao 300.000 tấn gạo cho Trung Quốc như một phần trong thỏa thuận xuất khẩu 1 triệu tấn sang nước này. Thái Lan có thể đạt được một hợp đồng khác xuất khẩu 1 triệu tấn gạo sang Trung Quốc, giao hàng trong năm 2016.
Nhu cầu xuất khẩu tăng dự đoán sẽ giúp đẩy tăng giá gạo xuất khẩu của Thái Lan. Gạo 5% tấm của Thái Lan hiện có giá 335 USD/tấn, so với 375 USD/tấn gạo cùng loại của Việt Nam.
Nhập khẩu gạo EU từ các nước LDC châu Á giảm 7%
Nhập khẩu gạo của EU từ các nước Kém phát triển (LDC) ở châu Á như Campuchia và Myanmar theo Hiệp định Mọi thứ trừ Vũ khí (EBA) trong 2 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 9/2015 - tháng 8/2016) đạt 42.916 tấn, giảm 7% so với 45.975 tấn cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC).
Theo số liệu của EC, nhập khẩu gạo từ Campuchia trong 2 tháng đầu niên vụ 2015-2016 đạt 34.880 tấn, giảm 4% so với 36.297 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu gạo từ Myanmar cùng kỳ đạt 7.387 tấn, giảm 15% so với 8.677 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Campuchia chiếm 81% lượng gạo nhập khẩu của EU từ các nước LDC châu Á, trong khi Myanmar chiếm 17%.
Nhập khẩu gạo của EU từ Myanmar giảm chủ yếu do lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của Myanmar sau khi đợt lũ lụt lịch sử tàn phá nước này hồi tháng 8 vừa qua. Chính phủ Myanmar đã dỡ bỏ lệnh cấm này vào giữa tháng 9/2015.
Xuất khẩu gạo Brazil 9 tháng đầu năm 2015 đạt 852.242 tấn
9 tháng đầu năm 2015, Brazil đã xuất khẩu được 852.242 tấn, theo số liệu của Viện Lúa gạo Rio Grande do Sul (IRGA).
Riêng tháng 9, xuất khẩu gạo đạt 133.130 tấn, tăng 13% so với 116.342 tấn trong tháng 8/2015.
Venezuela vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất gạo Brazil trong tháng 9 với 59.988 tấn, chiếm 45% khối lượng xuất khẩu trong tháng. Tiếp đến Mali với 24.616 tấn, chiếm 18%; Senegal 16.369 tấn, chiếm 12% và Peru 9.044 tấn, chiếm 7%.
Năm 2014, xuất khẩu gạo của Brazil đạt 1,24 triệu tấn, tăng 2,4% so với 1,209 triệu tấn năm 2013, theo số liệu của IRGA.
Trong khi đó, dự trữ gạo của Brazil trong tháng 10 đạt 121.038 tấn, giảm 3% so với 124.777 trong tháng 9 và giảm 76% so với 494.339 tấn trong tháng 10/2014, theo số liệu của Cơ quan cung cấp ngũ cốc quốc gia Brazil Conab.
Trong tháng 9/2015, Conab dự báo sản lượng lúa niên vụ 2014-2015 của Brazil đạt 12,449 triệu tấn (8,6 triệu tấn gạo), tăng 2,7% so với 12,121 triệu tấn (8,24 triệu tấn gạo) niên vụ 2013-2014, và tăng nhẹ so với 12,342 triệu tấn (8,51 triệu tấn gạo) dự báo hồi tháng 8.
(NCĐT)