Tiếp nối đà tăng mạnh của phiên hôm qua, giá dầu thế giới tăng thêm 1-2% trong sáng nay (17/3 - giờ Việt Nam) sau thông tin các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ điều tiết nguồn cung. Hiện dầu WTI kỳ hạn tháng 4 đã tăng lên 39,24 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 5 cũng đứng ở 40,85 USD/bbl.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 16-03-2016
- Cập nhật : 16/03/2016
Giá vàng xuống thấp nhất 2 tuần, chờ tuyên bố của Fed
Giá vàng phiên 15/3 xuống thấp nhất 2 tuần trước khi Fed ra tuyên bố sau phiên họp chính sách, được dự đoán sẽ cung cấp thêm manh mối về lãi suất.
Giá vàng phiên 15/3 xuống thấp nhất 2 tuần trước khi Fed ra tuyên bố sau phiên họp chính sách, được dự đoán sẽ cung cấp thêm manh mối về lãi suất.
Lúc 14h37 giờ New York (2h37 sáng ngày 16/3 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.230,31 USD/ounce, trước đó, trong phiên, có lúc giá rơi xuống 1.225,7 USD/ounce, thấp nhất kể từ 2/3.
Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex giảm 1,1% xuống 1.231 USD/ounce.
Lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bất ổn tài chính đã khiến nhà đầu tư giảm dự đoán về khả năng Fed nâng lãi suất, đẩy giá vàng với tư cách tài sản trú ẩn an toàn lên cao nhất 13 tháng trong tuần trước. Nhưng số liệu kinh tế Mỹ khởi sắc trong thời gian gần đây đã lại nhen nhóm lại dự đoán về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay.
Fed đã bắt đầu phiên họp chính sách 2 ngày từ hôm thứ Ba 15/3 và thị trường đang chờ tuyên bố sau phiên họp, dự kiến công bố vào 14h00 ngày 16/3 (giờ địa phương).
Fed được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong phiên họp tháng nay nhưng sẽ phát tín hiệu về việc tăng lãi suất trong thời gian tới miễn là thị trường việc làm và lạm phát tiếp tục tăng trưởng ổn định.
USD ổn định so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ, nhưng giảm so với yên sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì chính sách tiền tệ ổn định đúng như dự đoán của thị trường.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Hai 14/3 giảm 1,08%.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 15,25 USD/ounce, giá palladium giảm 0,1% xuống 566,75 USD/ounce, trong khi đó, giá bạch kim lại tăng 0,5% lên 956,3 USD/ounce.
Giá dầu xuống thấp nhất hơn một tuần
Giá dầu phiên 15/3 giảm mạnh, chấm dứt đà tăng kéo dài hơn một tháng qua, khi giới đầu tư lại tập trung vào tình trạng cung vượt cầu.
Giá dầu phiên 15/3 giảm mạnh, chấm dứt đà tăng kéo dài hơn một tháng qua, khi giới đầu tư lại tập trung vào tình trạng cung vượt cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 84 cent, tương ứng 2,3%, xuống 36,34 USD/thùng, thấp nhất kể từ 4/3.
Giá dầu Brent giao tháng 5/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 79 cent, tương đương 2%, xuống 38,74 USD/thùng.
Sau hơn một tháng tăng, giá dầu hiện đã giảm 3 trong 4 phiên vừa qua. Cả giá dầu Brent và WTI đều giảm gần 6% so với mức đỉnh của năm nay ghi nhận trong tuần trước.
Tuy đã có một số dấu hiệu tích cực cho thấy nguồn cung đang giảm và nhu cầu tăng lên, song như vậy là chưa đủ để “đảo ngược” thị trường vốn đang trong tình trạng thừa cung và lao dốc trong gần 2 năm qua, theo giới phân tích.
Các nhà phân tích Citigroup hôm thứ Hai 14/3 cho rằng đà tăng của giá dầu thời gian qua chủ yếu do các nhà quản lý tiền tệ và quỹ dự phòng tăng tỷ lệ đặt cược giá dầu lên. Đến hết tuần đầu tiên của tháng 3, tỷ lệ đặt cược giá dầu WTI lên của các nhà quản lý tiền tệ đã tăng gấp đôi trong khi và tỷ lệ đặt cược giá dầu Brent đạt kỷ lục.
Bên cạnh đó, giá dầu thời gian qua cũng được hỗ trợ bởi các cuộc thảo luận về việc đóng băng sản lượng của các nước sản xuất chủ chốt, kể cả Nga và Arab Saudi. Tuy nhiên các nước thành viên OPEC không thể đồng ý về những vấn đề then chốt của thỏa thuận này - kể cả thời điểm và địa điểm để tiếp tục thỏa luận thỏa thuận.
Trong khi đó, trong báo cáo ra hôm thứ Hai 14/3, OPEC cũng đã hạ dự báo nhu cầu của thế giới đối với dầu thô của khối trong năm nay, giảm 90.000 thùng/ngày xuống 31,52 triệu thùng/ngày.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ - vốn đang đạt mức kỷ lục - trong tuần kết thúc vào 11/3 được dự đoán tiếp tục tăng thêm 3,3 triệu thùng, theo kết quả khảo sát Wall Street Journal.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) hôm thứ Ba cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 1,5 triệu thùng trong khi đó, nguồn cung xăng lại giảm 1,2 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 830.000 thùng.
Thị trường tấm mỏng Mỹ chứng kiến nguồn cung hạn chế, giá ổn định
Người mua HRC và CRC Mỹ đang bước vào giai đoạn thời gian giao hàng kéo dài và môi trường giá có khuynh hướng tăng hơn trong ngày thứ Sáu.
Thời gian giao HRC được nghe nói đã bị đẩy sang đến tận tháng 4, do thiếu hụt nguồn cung, mà không có dấu hiệu sụt giảm nào. Sự mạnh lên của giá luôn được dựa vào thời gian giao hàng, theo nguồn tin từ một trung tâm dịch vụ, ông này ngày càng lạc quan về giá.
Ông cho biết ngoài vấn đề nguồn cung thì nhu cầu đã trở nên tốt hơn bởi vì thép nhập khẩu đã giảm. Ông dự báo thị trường sẽ vẫn tích cực trong vài tháng tới, với giá HRC tiếp tục đi lên. Giá HRC hiện nay phụ thuộc vào nhà máy, với khoảng 440 USD/tấn ngắn và “thề là họ đang đạt được mức giá này”. Tuy nhiên, ông tin giá HRC trung bình có khả năng gần hơn với mốc 420 USD/tấn ngắn xuất xưởng và sắp sửa lên cao hơn.
Ít nhất 1 nhà sản xuất đưa ra giá 410-420 USD/tấn ngắn cho HRC. Một nhà máy khác mở bán đơn hàng tháng 4 với giá 430 USD/tấn ngắn.
Một giao dịch HRC được nghe nói cho hơn 750 tấn ngắn có giá 410 USD/tấn ngắn, thế nhưng khi mua vượt khối lượng tối đa 500 tấn ngắn sẽ được cân nhắc mức giá theo định giá của Platts.
Bất kỳ ai mua 500 tấn ngắn hay ít hơn sẽ có giá 430 USD/tấn ngắn, vì nhiều nhà máy đang đẩy thời gian giao hàng sang tận tháng 4. Tuy các nhà máy không nhận đơn hàng cho tháng 5 nhưng những tham khảo giá trong suốt khung thời gian đó lại cao hơn đáng kể. Sự ổn định tương đối đầu năm 2016 chỉ là “sự bình tĩnh trước cơn bão mà thôi”.
Một thương nhân cho biết ông bị ngạc nhiên bởi thị trường thép toàn cầu cũng siết chặt nhanh chóng, các nhà cán lại và thép mạ ở Việt Nam hiện đang ở thế khó vì giá HRC đang tăng.
Giá CRC tại thị trường Mỹ vẫn duy trì 580-600 USD/tấn ngắn.
Platts duy trì định giá cho HRC và CRC lần lượt là 420-440 USD/tấn ngắn và 580-600 USD/tấn ngắn xuất xưởng Midwest (Indiana).
Giá đồng ổn định do số liệu của Trung Quốc hỗ trợ
Giá đồng giảm vào ngày 14/3 sau khi số liệu tổng hợp của Trung Quốc cung cấp cơ hội chốt lời sau khi tăng trong phiên giao dịch trước
Giá đồng giảm vào ngày 14/3 sau khi số liệu tổng hợp của Trung Quốc cung cấp cơ hội chốt lời sau khi tăng trong phiên giao dịch trước, nhưng việc cải thiện nhỏ trong nhu cầu của Trung Quốc tiêu thụ hàng đầu bị kiềm chế giảm.
Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London đã giảm 0,6% xuống 4.942 USD/tấn, giảm so với mức tăng 1,6% từ phiên giao dịch trước. Giá đồng chạm mức cao nhất trong bốn tháng tại 5.059 USD/tấn vào tháng 4. Giá các kim loại khác trên Sở giao dịch LME như kẽm niken và chì tất cả đều xuống khoảng 0,5%.
Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải tăng 0,4% lên 37.530 NDT/tấn (5.779 USD/tấn).
Một loạt tin tức kinh tế tích cực đã đưa thị trường trở lại gần với đánh giá triển vọng tổng quan của FED, giảm bớt lo lo ngại suy thoái kinh tế và cho thấy FED sẽ có uy tín hơn tại cuộc họp vào tuần tới khi cho biết sẽ tăng lãi suất hơn nữa trong năm nay là vững chắc.
Các quỹ đầu tư và quản lý tiền tệ tăng các phiếu mua bán đồng kỳ hạn lâu dài và các ngắn hạn trong tuần gần nhất với tinh thần lạc quan nhất kể từ tháng 5, dữ liệu của Hoa Kỳ Commodity Futures Trading Commission cho biết.
Sản lượng các mặt hàng công nghiệp chủ chốt bao gồm cả than và thép của Trung Quốc tiếp tục giảm trong hai tháng đầu năm trong bối cảnh dư thừa nguồn cung kéo dài, trong khi sản lượng dầu thô giảm do giá dầu trên toàn cầu sụt giảm.
Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng lên 10,2% trong tháng 1 và 2 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh bại những kỳ vọng của thị trường. Các nhà phân tích trong cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự đoán tăng trưởng đầu tư sẽ đến trong khoảng 9,5%, so với 10% đã được công bố của các tháng trước.
Ấn Độ áp thuế 1,87-2,77 USD/kg thước dây của Việt Nam
Tổng vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp (DGAD) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa áp thuế chống bán phá giá đối với thước dây xuất khẩu từ VN ở mức 1,87-2,77 USD/kg.
Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) cho biết thông tin trên ngày 15-3.
Tổng vụ Chống bán phá giá và chống trợ cấp (DGAD) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa áp thuế chống bán phá giá đối với thước dây xuất khẩu từ Việt Nam ở mức 1,87-2,77 USD/kg
Vụ việc được khởi xướng điều tra từ tháng 7-2015 theo yêu cầu của nguyên đơn là Công ty FMI Limited - Ludhiana.
Các nhà sản xuất thước dây của Ấn Độ cáo buộc các sản phẩm nhập khẩu từ Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam vào Ấn Độ đã bán phá giá giai đoạn từ tháng 4-2014 đến 31-3-2015, nhưng xem xét thiệt hại từ ngày 1-1-2011 đến 31-3-2015.
Theo VCA, việc Việt Nam cùng các nước nói trên bị áp thuế tương đối cao là vì DGAD đã xác định không có bất kỳ nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan nào của vụ kiện trả lời bản câu hỏi điều tra, cũng như cung cấp bất kỳ thông tin nào cho cơ quan điều tra nên được xem là không hợp tác, khiến DGAD sử dụng các dữ liệu sẵn có.
Trung Quốc tăng mua, lúa gạo tăng giá