Giá dầu tiếp tục chìm sâu do thị trường không kỳ vọng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng tại cuộc họp giữa tổ chức này với các thành viên ngoài OPEC. Sáng nay (21/10 – giờ Việt Nam) dầu WTI giao tháng 12 giảm tiếp về 45,89 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 12 cũng giảm còn 48,45 USD/bbl.
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 23/10
- Cập nhật : 23/10/2015
(Tin kinh te)
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh trong tháng 8/2015; nhập khẩu gạo của Trung Quốc tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015.
Bảng giá gạo ngày 22/10
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh trong tháng 8/2015
Theo số liệu của USDA, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 461.035 tấn gạo trong tháng 8/2015, giảm 24% so với tháng trước đó và giảm 27,5 so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm chủ yếu do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Thái Lan trong khi nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu suy yếu. Mặc dù thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước châu Á giảm trong tháng 8/2015 nhưng thị phần xuất khẩu gạo sang châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và Australia lại tăng mạnh.
Theo đó, Việt Nam xuất khẩu 306.803 tấn gạo sang châu Á (tương đương 66,5% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8), giảm 38% so với tháng trước và giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 93.455 tấn gạo sang châu Phi (tương đương 20% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8), tăng 32% so với tháng trước và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 33.134 tấn gạo sang châu Mỹ (tương đương 7% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8), tăng 48% so với tháng trước và gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 2.987 tấn gạo sang Australia (tương đương 0,6% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8) tăng 21% so với tháng trước và gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu 24.656 tấn gạo sang châu Âu và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (tương đương 5% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8), tăng 33% so với tháng trước và tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về thành phần gạo, gạo 5% tấm chiếm 27% trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 8/2015; gạo jasmine chiếm 27%; gạo 15% tấm chiếm 9%; gạo 25% tấm chiếm 8%; gạo nếp chiếm 13% và các loại gạo khác chiếm 16%.
Nhập khẩu gạo của Trung Quốc tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2, 314 triệu tấn gạo, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Riêng trong tháng 9/2015, Trung Quốc nhập khẩu 357.700 tấn gạo, tăng 66% so với tháng trước và gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng xuất khẩu khoảng 205.200 tấn gạo trong 9 tháng đầu năm 2015, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 9, Trung Quốc xuất khẩu 63.000 tấn, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Philippines họp khẩn cấp về việc nhập khẩu thêm gạo trong tuần này
Trước đó, cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) dự kiến sẽ họp vào ngày 29/10 để đánh giá lại nguồn cung gạo trên cả nước và xem xét nhu cầu nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo trong năm 2016.
"Chúng tôi phải ngay lập tức đánh giá lại xem liệu lượng dự trữ gạo hiện tại có đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đến tận tháng 12/2015 hay không", Chủ tịch NFA cho biết.
Cơn báo Koppu được cho là đã phá hủy khoảng 400.000 tấn thóc, tương đương gần 5% trên tổng sản lượng thóc ước tính của quý III/2015 (7,95 triệu tấn).
Nguyễn Dung
Theo Oryza,Vinanet