Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tận dụng quy mô của mình để lấy được những hợp đồng có lợi, và các nhà cung cấp đang cạnh tranh dữ dội để đáp ứng nhu cầu của hai ông lớn này trong bối cảnh thừa cung dầu.
Tin thị trường lúa gạo thế giới ngày 25-03-2016
- Cập nhật : 25/03/2016
(Tin kinh te)
Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1 đạt 1,025 triệu tấn, tăng 68% cùng kỳ. Indonesia khởi động chương trình mua lúa gạo để ổn định giá.
Giá gạo thế giới ngày 25/3/2016
Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1 đạt 1,025 triệu tấn, tăng 68% cùng kỳ
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 1/2016 đạt 1,025 triệu tấn, trị giá 443 triệu USD, tăng 68% khối lượng so với 608.504 tấn và tăng 31% giá trị so với 337 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA).
Tuy nhiên, so với tháng 12/2015, xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 1/2016 lại giảm 16% khối lượng và giảm 18% giá trị.
Về cơ cấu gạo xuất khẩu trong tháng 1/2016, gạo trắng đạt 603.269 tấn, chiếm 59% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của tháng, gạo Hom Mali 121.206 tấn, chiếm 16%, gạo tấm 105.815 tấn, chiếm 10%, gạo nếp 12.460 tấn, chiếm 1%, gạo đồ 177.317 tấn, chiếm 17% và gạo lức 5.124 tấn, chiếm 0,5%.
Năm 2015, Thái Lan xuất khẩu được 9,795 triệu tấn gạo, giảm 11% so với 10,969 triệu tấn năm 2014.
Indonesia khởi động chương trình mua lúa gạo để ổn định giá
Chính phủ Indonesia đã khởi động chương trình thu mua lúa gạo nhằm ổn định giá lúa, Reuters dẫn các nguồn tin trong nước cho biết.
Theo đó, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Bulog sẽ thu mua lúa trực tiếp từ nông dân nhằm cắt giảm các khâu trong chuỗi phân phối cũng như giảm sự tham gia của đầu nậu.
Với việc Bulog mau lúa trực tiếp, nông dân sẽ có động lực để mở rộng diện tích gieo cấy và giúp tăng sản lượng lúa gạo.
Hiện tại giá lúa nông dân bán ra chỉ là 3.700 rupiah/kg (289 USD/tấn) và đầu nậu được hưởng lợi lớn khi mua lúa của nông dân với giá thấp hơn nhiều so với 4.600 rupiah/kg (360 USD/tấn) giá tham chiếu của chính phủ (HPP).
Giá gạo bán lẻ tại Indonesia liên tục tăng kể từ tháng 9/2015 và đứng ở 10,89 triệu rupiah/tấn (810 USD/tấn) trong tháng 2/2016, theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO).
Nhật Trường
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)