Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống 33-33,5 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London giảm trong khi và giá Arabica sàn New York tăng trở lại.
Tin thị trường - Giá cà phê Việt Nam và Thế giới ngày 13-07-2016
- Cập nhật : 13/07/2016
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên đảo chiều giảm xuống 37,7-38,3 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt giảm.
Hôm nay 13/7, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, trái với phiên hôm qua, đảo chiều giảm 400.000 đồng/tấn xuống 37,7-38,3 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 20 USD từ 1.769 USD/tấn hôm qua xuống 1.749 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, trái với phiên hôm qua, giá cà phê Robusta các kỳ hạn đảo chiều giảm 12-20 USD/tấn.
Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 20 USD/tấn xuống 1.809 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 11/2016 giá giảm 16 USD/tấn xuống 1.827 USD/tấn, Kỳ hạn giao tháng 01/2017 giá giảm 13 USD/tấn xuống 1.841 USD/tấn; và Kỳ hạn giao tháng 3/2017 giá giảm 12 USD/tấn xuống 1.851 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 1,85-1,9 cent/pound.
Cụ thể, Kỳ hạn giao tháng 9/2016 giá giảm 1,9 cent/pound xuống 147,4 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 12/2016 giá giảm 1,9 cent/pound xuống 150,25 cent/pound; Kỳ hạn giao tháng 3/2017 giá giảm 1,85 cent/pound xuống 152,95 cent/pound; và Kỳ hạn giao tháng 5/2017 giá giảm 1,85 cent/pound xuống 154,5 cent/pound.
Đà hồi phục của đồng nội tệ real Brazil đã khiến chênh lệnh giữa giá Arabica và Robusta lên cao nhất 14 năm.
Tuy nhiên, nếu xét về sản lượng, giá Robusta trong thời gian tới có thể sẽ có diễn biến tốt hơn so với Arabica do lo ngại khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới - và một số nước sản xuất chủ chốt khác.
Commerzbank cho biết, thời tiết khô hạn tại các vùng trồng Robusta chủ chốt của Brazil khiến sản lượng được dự đoán tiếp tục giảm, trong khi tình trạng thiếu hụt Robusta có thể trầm trọng hơn do đợt khô hạn kéo dài tại các nước sản xuất chủ chốt khác như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Xuất khẩu cà phê của Brazil, cả Arabica và Robusta, đều đang có dấu hiệu giảm, trong đó, xuất khẩu Robusta trong tháng 5 giảm 83% xuống 66,868 tấn trong khi xuất khẩu Arabica tháng 6 giảm 4,8% xuống 2,11 triệu tấn, theo số liệu của Cecafe.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Brazil giảm được bù đắp khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng, chủ yếu do giá cà phê toàn cầu khởi sắc.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6/2016 đạt 160.000 tấn, tương đương 2,67 triệu bao, tăng 46% so với cùng kỳ.
Nhật Trường
(Theo Nhịp cầu đầu tư)