Sáng nay (29/6) giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng mạnh 700 đồng lên mức 36.600 - 37.000 đồng/kg sau hai phiên giảm liên tiếp. Tại thị trường thế giới, giá cà phê đảo chiều tăng trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn, giá ca cao thay đổi nhẹ.
Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 29/6 tăng 37 USD chốt ở 1.681 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam
Thị trường | Đơn vị | Ngày28/06 | Ngày29/06 | Thay đổi |
FOB (HCM) | USD/tấn | 1.644 | 1.681 | +37 |
Đăk Lăk | VND/kg | 36.300 | 37.000 | +700 |
Lâm Đồng | VND/kg | 35.900 | 36.600 | +700 |
Gia Lai | VND/kg | 36.200 | 36.900 | +700 |
Giá ca cao thay đổi nhẹ do đồng bảng Anh hồi phục từ mức thấp 31 năm phiên đầu đầu tuần sau khi nước Anh bỏ phiếu rời EU.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 9 tăng 3 GBP, tương đương 0,1%, chốt ở 2.364 GBP/tấn, sau khi tăng lên mức đỉnh hôm đầu tuần kể từ tháng 3/2011 ở 2.374 GBP. Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 9 chốt phiên tăng 20 USD, tương đương 0,7%, lên mức 3.006 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn đã tăng 4% do đồng nội tệ Brazil lên mức đỉnh 11 tháng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 thiết lập tăng 4,55 cent, tương đương 3,3%, lên mức 1,406 USD/lb, sau khi tăng vọt 4% lên 1,4155 USD.
Tham gia vào các đồng tiền tệ Mỹ La Tinh, real Brazil đã tăng lên mức cao nhất so với đồng USD kể từ tháng 7/2015, khuyến khích các nhà sản xuất cà phê nước này bán ra.
Giá robusta kỳ hạn tháng 9 chốt phiên tăng 37 USD, tương đương 2,22%, lên mức 1.701 USD/tấn, giá được củng cố bởi dự đoán xuất khẩu robusta Việt Nam có thể sụt giảm.
Chuyên gia phân tích hàng hóa Shweta Upadhyaya lo ngại về chất lượng vụ thu hoạch arabica tại Brazil sau khi xuất hiện mưa lớn hồi tháng 5, có thể thắt chặt nguồn cung cà phê chất lượng cao trên thị trường xuất khẩu.
Thời tiết khô hạn tại các nước sản xuất cà phê lớn như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ đã làm giảm triển vọng nguồn cung robusta trong vụ tới.
Giá cà phê Việt Nam phiên thứ ba (27/6) đã giảm phù hợp với xu hướng toàn cầu, bởi xuất khẩu mạnh còn nhu cầu mua yếu.
Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới, đã xuất khẩu được khoảng 1,32 triệu tấn cà phê (tương đương 22 triệu bao loại 60kg) trong chín tháng đầu vụ 2015/16, tăng 32% so với cùng kỳ vụ trước, chính phủ cho biết.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2016 đã tăng 46% so với năm trước lên mức 160.000 tấn, dựa trên số liệu của chính phủ. Tuy nhiên, đây là lượng cà phê xuất khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 2.
Phiên đầu tuần, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 thiết lập giảm 0,3% xuống mức 1.664 USD/tấn, sau khi đã mất 3,6% kể từ ngày 6/8 khi hợp đồng chạm mức cao nhất bảy tháng ở 1.726 USD/tấn. Đó là sự sụt giảm phiên thứ hai liên tiếp sau khi nước Anh chọn rời Liên minh châu Âu cuối tuần trước.
Cà phê robusta loại 2,5% hạt đen và vỡ được chào bán ở mức cộng 40-50 USD/tấn đối với hợp đồng kỳ hạn tháng 9, thu hẹp từ mức cộng 30-50 USD hồi tuần trước.
Dựa trên số liệu của USDA, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vụ 2015/16 sẽ ở quanh mức 11 triệu bao. Cũng theo số liệu trên, lượng tồn kho mang sang là 6,4 triệu bao, sản lượng cà phê đạt 29,3 triệu bao và tiêu dùng nội địa chiếm 2,6 triệu bao.
Chính phủ cũng cho biết, đợt hạn hán đã làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê Tây Nguyên, và là một trong những nguyên nhân khiến mức tăng trưởng quý II chậm nhất trong hai năm qua.
Sản lượng cà phê vụ 2016/17 được dự báo giảm 7% xuống mức 27,3 triệu bao, theo USDA.
Niên vụ cà phê của Việt Nam – bắt đầu một vụ thu hoạch bốn tháng, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com, Vinanet