Trong khi nhiều hàng hóa chủ lực của chúng ta như gạo, thủy sản, nông sản… đang gặp khó khăn trong xuất khẩu (XK) thì một số sản phẩm như than củi, viên nén mùn cưa… lại đang được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng, tìm kiếm đặt hàng.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 26-02-2016
- Cập nhật : 26/02/2016
Giá vàng tăng nhờ tín hiệu kỹ thuật
Giá vàng giao ngay phiên 25/2 tăng nhờ công thức kỹ thuật và khả năng hình thành của “điểm mua vàng” (golden cross).
Giá vàng giao ngay phiên 25/2 tăng nhờ công thức kỹ thuật và khả năng hình thành của “điểm mua vàng” (golden cross).
Lúc 15h13 giờ New York (3h13 sáng ngày 26/2 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.235,7 USD/ounce, ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp nhưng vẫn thấp hơn so với mức cao nhất một năm 1.260,6 USD/ounce hôm 11/2.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex lại giảm 30 cent, hay 0,1%, xuống 1.238,8 USD/ounce.
Theo giới phân tích, giá vàng giao ngay có thể tiếp tục tăng vì đang nằm trên đỉnh của ngưỡng kỹ thuật được biết đến là “điểm mua vàng” (golden cross) - khi đường trung bình 50 ngày cắt lên đường trung bình 200 ngày.
Nếu “điểm mua vàng” xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên trong gần 2 năm qua và sẽ là tín hiệu mua vào đối với thương nhân kỹ thuật và giới đầu tư.
Vàng đang lấy lại vị thế tài sản trú ẩn an toàn đối với các nhà đầu tư có tâm lý né tránh rủi ro, tăng 16% kể từ đầu năm đến nay khi chứng khoán toàn cầu giảm điểm và lo ngại kinh tế toàn cầu giảm tốc tăng lên.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tăng lên cũng hỗ trợ giá kim loại quý khi lượng vàng mua vào của Quỹ này hôm thứ Tư 24/2 lên cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống 15,14 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,3% xuống 925,5 USD/ounce và giá palladium giảm 0,3% xuống 483,65 USD/ounce.
Giá dầu tăng sau tín hiệu về phiên họp tháng 3
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela tuyên bố sẽ nhóm họp với người đồng cấp từ Nga, Arab Saudi và Qatar vào giữa tháng 3 tới.
Giá dầu phiên 25/2 tăng sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela cho biết sẽ nhóm họp với các nhà sản xuất chủ chốt để thảo luận nỗ lực ổn định thị trường vào giữa tháng 3/2016.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 4/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 92 cent, tương ứng 2,9%, lên 33,07 USD/thùng, cao nhất kể từ 29/1.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 88 cent, tương đương 2,6%, lên 35,29 USD/thùng, cao nhất kể từ 5/1.
Đầu phiên giá dầu giảm khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ tiếp tục đạt kỷ lục mới, nhưng bất ngờ đảo chiều tăng về cuối phiên sau khi có tin Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cho biết Nga, Arab Saudi và Qatar đã đạt được thỏa thuận tổ chức phiên họp vào giữa tháng 3 tới.
Tin tức về phiên họp của các nước sản xuất dầu thô chủ chốt đã giúp giá dầu đi lên, mặc dù vẫn chưa có thỏa thuận nào về việc cắt giảm sản lượng. Đầu tháng 2, Nga và Arab Saudi đã thống nhất kế hoạch đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 nhưng thỏa thuận này chỉ giúp giá dầu tăng không đáng kể do Iran vắng mặt và sản lượng dầu thô vẫn ở mức kỷ lục.
Đầu phiên 25/2, giá dầu giảm sau khi Genscape công bố số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma tính đến thứ Ba 23/2 tăng lên 67,6 triệu thùng, sát ngưỡng tối đa sức chứa 73 triệu thùng. Số liệu này được đưa ra sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 19/2 tăng 3,5 triệu thùng lên kỷ lục mới 507,6 triệu thùng.
Nếu công suất của các bể chứa dầu đạt mức tối đa, thị trường sẽ bị tác động mạnh khi các nhà sản xuất phải hạ giá để xả bán lượng dầu mà họ không còn khả năng lưu trữ.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ có thể tiếp tục tăng trong mùa xuân khi các nhà máy lọc dầu giảm công suất chế biến để bảo dưỡng định kỳ.
Trong khi đó, kết quả khảo sát các nhà phân tích của Wall Street Journal cho thấy, các ngân hàng lớn một lần nữa hạ dự báo giá dầu với giá dầu Brent trung bình đạt 39 USD/thùng trong năm 2016 và giá dầu Mỹ bình quân đạt 38 USD/thùng, cùng giảm 11 USD/thùng so với dự báo đưa ra một tháng trước.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 25/2 hồi phục trở lại sau khi giá dầu tăng
Giá cao su kỳ hạn TOCOM, phiếu benchmark hồi phục trở lại phiên hôm thứ năm (25/2), sau khi giá dầu tăng qua đêm và đồng yên giảm so với đồng đô la Mỹ, hỗ trợ cải thiện xu hướng thị trường.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8 tăng 1,3 yên, hoặc 0,8%, lên 155,5 yên (tương đương 1,39 USD)/kg, sau chuỗi giảm 3 ngày vào phiên trước đó.
Blommer dự báo thiếu hụt cacao toàn cầu trong niên vụ 2015/16, nhu cầu tăng
Blommer Chocolate Co, nhà chế biến cacao lớn nhất Bắc Mỹ, dự kiến thị trường thế giới thiếu hụt 128.000 tấn cacao trong niên vụ 2015/16 do sản lượng thấp tại Tây Phi và nhu cầu tăng nhẹ sau khi việc chế biến thất vọng năm ngoái.
Thei Robert Weidner, Giám đốc chiến lược tìm nguồn cung ứng cho Blommer cho biết tại Miami rằng có nguy cơ thâm hụt lớn hơn nếu thời tiết hô hạn ở châu Phi gây thiệt hại lớn hơn tới sản lượng và chất lượng hạt tại Ghana và Bờ Biển Ngà.
Tổng sản lượng toàn cầu sẽ khoảng 4,1 triệu tấn trong niên vụ 2015/16 tính tới cuối tháng 9, với sản lượng dự kiến giảm tại Bờ biển Ngà và Ghana do một số các trận gió Harmattan nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.
Dự báo của Blommer thấp hơn một chút dự báo trung bình của một cuộc khảo sát Reuters vào đầu tháng này.
Công ty này dự báo số lượng cacao chế biến toàn cầu tăng 2,7% từ những mức thấp năm ngoái. Nhu cầu tăng sau một năm hàng tồn khô khi số liệu nghiền cacao gây thất vọng. Số liệu tăng này phần lớn do nhu cầu của nhà sản xuất để duy trì tồn kho các thành phần sau khi sự trữ lớn năm ngoái. Tiêu thụ được dự kiến chỉ tăng nhẹ.
Thiếu hụt này sẽ nâng giá cacao kỳ hạn trên sàn ICE New York lên 3.000 đến 3.100 USD/tấn từ những mức hiện nay quanh 2.900 USD/tấn.