Sau khi giảm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm trong sáng nay (23/11 - giờ Việt Nam). Hiện giá dầu WTI giao tháng 1 đã giảm xuống 41,06 USD/bbl; giá dầu Brent cũng giảm xuống 44,13 USD/bbl.
Than củi, viên nén mùn cưa: Hàng "nóng" trên thị trường xuất khẩu
- Cập nhật : 27/02/2016
(Tin kinh te)
Trong khi nhiều hàng hóa chủ lực của chúng ta như gạo, thủy sản, nông sản… đang gặp khó khăn trong xuất khẩu (XK) thì một số sản phẩm như than củi, viên nén mùn cưa… lại đang được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng, tìm kiếm đặt hàng.
Nhu cầu lớn
Bên dòng kênh Phụng Hiệp, ấp Đông An, xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang hiện có hàng trăm lò than củi hoạt động. Đây được coi là vùng cung cấp than củi XK lớn nhất cả nước, lên đến hàng nghìn tấn với nguồn than được đốt từ cây tràm, đước, bạch đàn, keo…
Cùng với khu vực này, nhiều địa phương khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn… cũng đang trở thành “địa chỉ” được nhiều doanh nghiệp (DN) có nhu cầu XKcác loại than này tìm đến. Giá của mỗi tấn than XKđang dao động vào khoảng 580 USD-600 USD/tấn.
Theo ông Nguyễn Tuấn Việt - Tổng giám đốc Công ty VietGo - một DN chuyên tư vấn XK thì than củi được cung cấp cho 2 vùng chính: Châu Á và Trung Đông - khu vực tập trung nhiều quốc gia có truyền thống ăn đồ nướng. Loại than được ưa chuộng nhất là than được đốt từ gỗ rừng tự nhiên.
Than củi gồm 2 loại - than trắng và than đen. Cùng với than đen là sản phẩm đơn giản nhất từ quá trình đốt củi tự nhiên, sản phẩm than trắng Việt Nam cũng đang được nhiều thị trường ưa chuộng. Nếu như than đen vẫn tạo khói, có mùi khi đốt thì than trắng đã được loại bỏ gần như toàn bộ tạp chất và được coi là than sạch, rất được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc ưa chuộng. Ngoài ra, than từ mùn cưa được ép lại thành các thỏi cũng được các nước Trung Đông ưa chuộng.
Trên thế giới hiện còn Lào, Campuchia và châu Phi còn cho đốt rừng tự nhiên. Tuy nhiên mới đây, do dịch Ebola bùng phát nên hàng hóa từ châu Phi bị cấm, trong đó có than củi. Các nước châu Á và Trung Đông vẫn có nhu cầu về than củi để phục vụ các món nướng nên chuyển nhập khẩu sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn trở thành nơi tạm nhập tái xuất cho các sản phẩm than củi từ Lào và Campuchia - hai quốc gia có nguồn than củi tốt nhưng không dễ đểXK trực tiếp sang Trung Đông. Với lợi thế cước vận tải rẻ, Việt Nam đang nổi lên thành nước XK than củi đáng chú ý.
“Nếu như trong năm 2014 trở về nước, mỗi năm, VietGo xúc tiến cho khoảng 6 DN thì sang đến năm 2015, con số này đã tăng lên 32 DN, tỷ lệ xúc tiến thành công lên đến 75%. Thời gian tới, sản phẩm này chắc chắn vẫn gây “sốt” bởi lượng than XK từ châu Phi vẫn hạn chế do những tác động tiêu cực còn sót lại của dịch Ebola” ông Việt cho hay.
Xóa rào cản
Chia sẻ về những khó khăn khi XK than củi, ông Việt chia sẻ, than củi của Việt Nam còn khó cạnh tranh với các sản phẩm than cùng loại của các quốc gia khác về giá. Đơn cử như nếu so với với Lào, giá nhân công ở Việt Nam còn cao nên khó cạnh tranh với giá than của Lào. Hiện, tại nơi sản xuất, giá than của Lào dao động ở mức 3,5-4 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá than Việt Nam đang ở mức 6 triệu đồng/tấn.
Bên cạnh đó, mức thuế XK đối với than củi hiện là 10%, càng làm tăng thêm chi phí XK, khiến giá của các sản phẩm của ta khó cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia khác. Nếu các rào cản này dần được khắc phục, sức cạnh tranh của các sản phẩm này sẽ còn lớn hơn.
Vốn là quốc gia nông nghiệp, các sản phẩm như than củi, than mùn cưa là những mặt hàng có thế mạnh của nước ta. Dù kim ngạch XK hiện còn chưa đáng kể nhưng với nhu cầu cao, tiềm năng lớn, thời gian tới, các sản phẩm than củi, than mùn cưa của chúng ta hoàn toàn có thể tăng kim ngạch cao hơn nữa.
Theo baocongthuong.com.vn