Giá dầu thế giới tiếp tục tăng 1,3% trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 23/4/2016 - giờ Việt Nam) khép lại tuần tăng giá thứ ba liên tiếp khi thị trường kỳ vọng tình trạng mất cân đối cung - cầu sẽ giảm bớt. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 6 đang dừng ở 43,73 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 6 cũng đứng ở 45,11 USD/bbl...
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 22-04-2016
- Cập nhật : 22/04/2016
Giá vàng rơi khỏi đỉnh 5 tuần khi USD hồi phục
Giá vàng kỳ hạn phiên 21/4 giảm phiên đầu tiên trong 5 ngày qua, giá vàng giao ngay rơi khỏi đỉnh 5 tuần sau bình luận của ECB khiến euro tăng giá.
Giá vàng kỳ hạn phiên 21/4 giảm phiên đầu tiên trong 5 ngày qua, giá vàng giao ngay rơi khỏi đỉnh 5 tuần sau bình luận của ECB khiến euro tăng giá.
Đồng tiền chung tăng 1% so với USD sau khi Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố các chính sách của ECB đang phát huy tác dụng trong phục thúc đẩy sự hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, euro không thể duy trì được đà tăng, ảnh hưởng xấu đến giá kim loại quý.
Tuy tăng 0,4% lên 1.248,5 USD/ounce, song giá vàng giao ngay vẫn thấp hơn so với mức đỉnh 5 tuần ở 1.270,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 4,1 USD, tương ứng 0,3%, xuống 1.249 USD/ounce. 4 phiên vừa qua, giá vàng kỳ hạn đã tăng 2,3%.
Chỉ số Hàng hóa lõi Thomson Reuters (CoreCommodity Index) giảm 1,2% sau khi tăng lên mức cao nhất 4 tháng rưỡi với giá dầu mất đà tăng đạt được trong đầu phiên giao dịch và USD hồi phục so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.
Chủ tịch ECB Mario Draghi ủng hộ mãnh mẽ chính sách của Ngân hàng trung ương về việc in thêm tiền và duy trì chi phí đi vay ở mức thấp kỷ lục đồng thời cho rằng lãi suất sẽ tiếp tục ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian dài.
Trong tuần này, Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR đã bán ra 14 tấn vàng, trong khi lượng bạc nắm giữ của các quỹ ETF bạc lại tăng.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 17,03 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,6% lên 1.021,85 USD/ounce và giá palladium tăng 1,1% lên 600,04 USD/ounce.(NCĐT)
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch đầy biến động
Giá dầu phiên 21/4 giảm khi bình luận lạc quan của quan chức dầu mỏ bị lu mờ bởi số liệu kinh tế và đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Giá dầu phiên 21/4 giảm khi bình luận lạc quan của quan chức dầu mỏ bị lu mờ bởi số liệu kinh tế và đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Kết thúc phiên giao dịch,giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1 USD, tương ứng 2,3%, xuống 43,18 USD/thùng. Đầu phiên, có lúc giá dầu lên 44,49 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương đương 2,8%, xuống 44,53 USD/thùng.
Giá dầu cùng với các hàng hóa khác, kể cả đồng, vàng và bạc, tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch khi giá dầu lên cao nhất 5 tháng. Nhưng số liệu việc làm của Mỹ và bình luận của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã giúp USD hồi phục, gia tăng áp lực lên giá hàng hóa, theo giới phân tích.
Bình luận của ông Draghi - trong đó nêu rõ lãi suất tại châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian dài - được thị trường coi là dấu hiệu cho thấy việc ECB tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể. Động thái này kéo giảm giá euro trong khi hỗ trợ đồng bạc xanh.
Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm 21/4, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất 43 năm qua, gia tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất sớm hơn so với dự đoán của thị trường.
Trước bình luận của Chủ tịch ECB Mario Draghi và số liệu việc làm của Mỹ, Tổng thư ký OPEC Abadallah Salem el-Badri cho biết, OPEC có thể nối lại cuộc thảo luận về việc đóng băng sản lượng với các nước ngoại khối trong phiên họp vào tháng 6 tới đây trong một nỗ lực khắc phục thất bại tại phiên họp Doha, Qatar, hôm 17/4 vừa qua. Tuy vậy, giới phân tích vẫn hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận này.
Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3/2016 đạt mức cao kỷ lục thứ 2, tăng 21,6% lên 7,7 triệu thùng/ngày, giúp xoa dịu lo ngại rằng nhu cầu của nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới này đang chậm lại.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm thứ Tư 20/4 cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/4 tăng 2,1 triệu thùng lên sát mức kỷ lục. Tuy nhiên, EIA cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 8,95 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 4/2015.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm sẽ giúp kéo giảm sản lượng của các nước ngoài OPEC trong năm nay. Sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC dự đoán giảm 700.000 thùng/ngày trong năm nay, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 1992, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).(NCĐT)
Giá thép tại Trung Quốc tăng do kỳ vọng nhu cầu
Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải, giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 6%; Giá thanh cốt thép tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2015, giá quặng sắt tại Đại Liên tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2014; BHP cắt giảm sản lượng quặng sắt năm 2016 thêm 10 triệu tấn.
Giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc ngày 20/4 tăng mạnh nhất, tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do các thương nhân bổ sung dự trữ vật liệu xây dựng, kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng mạnh trong những tháng tới.
Sự gia tăng giá thép đã nâng giá quặng sắt giao ngay lên trên 60 USD/tấn – lần đầu tiên – trong 6 tuần và giá quặng sắt kỳ hạn tăng phiên hôm thứ tư (20/4).
“Điều này nằm ngoài kỳ vọng của tôi”, một thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết. “Điều này dường như nhiều người đang đặt cược nhu cầu sẽ tốt hơn trong những tháng tới và nhiều thương nhân thép đã bổ sung dự trữ”.
Thanh cốt thép giao dịch nhiều nhất, một sản phẩm thép xây dựng tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 6%, lên mức trần 2.592 NDT (tương đương 401 USD)/tấn, tăng mạnh nhất kể từ ngày 27/2/2015. Giá thanh cốt thép tăng 5%, lên 2.569 NDT/tấn.
Nhu cầu thép phần lớn tăng theo mùa, các thương nhân và các nhà phân tích cho biết, do thời tiết ấm hơn thường đẩy mạnh hoạt động xây dựng.
Tuy nhiên, giá thép trong năm nay tăng nhanh, khi thị trường dự trữ thép ở mức thấp, sau khi đóng cửa một số nhà máy thép Trung Quốc trong năm nay, do nhu cầu trong năm qua suy giảm. Dấu hiệu hồi phục trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cũng góp phần đẩy giá tăng.
Dự trữ thanh cốt thép tại 28 thành phố lớn của Trung Quốc đạt 4,65 triệu tấn tính đến 15/4, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2016, số liệu được dõi theo bởi công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc tăng 3,2%, lên 61,8 USD/tấn hôm thứ ba (19/4), mức cao nhất kể từ ngày 8/3, The Steel Index cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tăng phiên hôm thứ tư (20/4). Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 giao dịch nhiều nhất tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng tăng 6%, lên mức cao 454,5 NDT/tấn, tăng mạnh nhất kể từ ngày 15/10/2014. Giá quặng sắt tăng 5,4%, lên 452 NDT/tấn.
Tại Sở giao dịch Singapore, giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 6 tăng 1,9%, lên 58,7 USD/tấn.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc ở mức cao có thể hạn chế giá quặng sắt gia tăng, nhà phân tích Vivek Dhar tại Commonwealth Bank of Australia cho biết.
Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc đạt 96,8 triệu tấn tính đến 15/4, dưới mức cao 1 năm 97,85 triệu tấn tuần trước đó, số liệu SteelHome cho biết.
BHP Billiton BHP.AXBLT.L cắt giảm sản lượng quặng sắt năm tài chính 2016 thêm 10 triệu tấn, xuống còn 260 triệu tấn, do thời tiết xấu và bảo dưỡng đường sắt.
1 USD = 6,4634 NDT
Giá CRC Trung Quốc lên cao hơn
Giá xuất khẩu CRC Trung Quốc tăng liên tục trong tuần này giữa bối cảnh thị trường trong nước lên cao hơn. Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm trong khoảng 485-490 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, mức trung bình 487,5 USD/tấn FOB, tăng 35 USD/tấn so với tuần trước. Giá trong nước cho CRC loại này được chốt tại 3.540-3.630 NDT/tấn (547-561 USD/tấn ), tăng 240 NDT/tấn so với tuần trước.
Thông tin thị trường thân cận trên thị trường CRC trong nước được đưa vào xem xét trong định giá thứ Ba, vì hầu hết các nhà máy đã từ chối chào giá xuất khẩu trong khi người mua nước ngoài cũng ngừng đưa ra giá mua.
Giá xuất khẩu cho HRC SS400 3.0mm đã tăng thêm 22,5 USD/tấn so với tuần trước lên 432-438 USD/tấn FOB hôm thứ Ba. Kết quả là, chênh lệch giá xuất khẩu giữa CRC với HRC xuất xứ Trung Quốc là 52,5 USD/tấn, cao hơn 12,5 USD/tấn so với khoảng cách 40 USD/tấn hồi đầu tuần trước.
Trong khi hầu hết các nhà máy lớn đều đã ngưng chào giá xuất khẩu CRC trong bối cảnh giá trong nước tăng nhanh thì một nhà máy ở miền bắc đang chào giá ở quanh mức 500 USD/tấn FOB. Một thương nhân ở Thượng Hải nghe nói nhà máy này đã chốt được một giao dịch rất nhỏ với giá này, nhưng nhấn mạnh rằng mức giá này không phổ biến trên thị trường bởi vì hầu hết người mua không thể chấp nhận giá như vậy.
“Các nhà sản xuất không hào hứng xuất khẩu vào lúc này bởi vì họ có thể bán với giá cao hơn nhiều ở trong nước”. Miễn là thị trường trong nước vẫn còn tăng thì giao dịch trên thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục thưa thớt.
Tại thị trường nội địa, một thương nhân ở Thượng Hải trao đổi với Platts rằng việc giao CRC từ các nhà máy tới thị trường giao ngay vẫn còn hạn chế trong tháng này. Cộng thêm với nhu cầu tiêu thụ cao đã dẫn đến sự sụt giảm liên tục lượng hàng tồn kho trên thị trường. Giá chắc chắn sẽ trên đà tăng nếu như tồn kho tiếp tục giảm.
Sản lượng thép của Nhật giảm xuống mức thấp nhất 6 tài khóa
Đại diện Liên đoàn sắt thép Nhật Bản cho biết, sản lượng thép thô của nước này trong tài khóa 2015 (tính đến tháng 3/2016) đạt hơn 104 triệu tấn, giảm hơn 5% so với tài khóa trước, mức thấp nhất kể từ tài khóa 2009 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhu cầu giảm.
Sản lượng thép của Nhật Bản giảm là do thị trường thép toàn cầu đang trong bối cảnh ảm đạm và ngành thép Trung Quốc ở trong giai đoạn khủng hoảng thừa đã “gây lụt” thị trường và đẩy các nhà sản xuất nước ngoài vào khó khăn.
Một yếu tố quan trọng khác là nhu cầu mua xe của Nhật Bản yếu do việc tăng thuế tiêu dùng hồi tháng 4/2014 và tăng thuế sở hữu xe mini vào năm sau.
Đại diện Liên đoàn sắt thép Nhật Bản còn cho biết, theo danh mục, sản lượng thép cuộn thông thường cho thân xe và nhà chung cư đã giảm gần 5% xuống xấp xỉ 81 triệu tấn, thép đặc biệt dùng cho máy móc xây dựng và các mục đích khác giảm gần 7% xuống hơn 23 triệu tấn.
Riêng trong tháng Ba, sản lượng thép thô của Nhật Bản đã giảm xấp xỉ 7% so với cùng kỳ năm trước xuống gần 9 triệu tấn và giảm tháng thứ 19 liên tiếp./.