USD mạnh lên đang khiến thị trường cà phê méo mó thế nào?
Giá dầu sẽ duy trì mức thấp trong năm 2016
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 20-02-2016
- Cập nhật : 20/02/2016
Giá vàng giảm do chốt lời
Giá vàng phiên 19/2 giảm khi giới đầu tư chốt lời bất chấp đồn đoán lãi suất thấp tiếp tục giúp giá vàng đứng trên mốc 1.225 USD/ounce.
Lúc 14h40 giờ New York (2h40 sáng ngày 20/2 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,04% xuống 1.231,43 USD/ounce. Cả tuần giá giảm 0,5%, ghi nhận tuần đầu tiên giảm giá trong 5 tuần qua.
Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex lại tăng 4,5 USD, tương đương 0,4%, lên 1.230,8 USD/ounce. Nhưng cả tuần giá vẫn giảm 0,7%.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 16% khi nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn lên cao chủ yếu do lo ngại về sức khỏe kinh tế toàn cầu và đồn đoán Fed sẽ không nâng lãi suất trong năm 2016 này.
Chi phí thuê nhà và chăm sóc y tế lên cao đã giúp lạm phát của Mỹ trong tháng 1/2016 tăng mạnh nhất trong gần 4 năm rưỡi qua, dấu hiệu cho phép Fed nâng lãi suất từ từ trong năm nay.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm khi giá dầu đi xuống trong khi giá trái phiếu Mỹ tăng sau khi số liệu kinh tế làm tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong năm nay.
Giá vàng cũng được hỗ trợ nhờ lực mua vào của các quỹ ETF với lượng vàng nắm giữ tăng thêm của các quỹ này tính từ đầu năm đến nay đã cao hơn so với tổng lượng vàng bán ra trong cả năm 2015.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,05% xuống 15,40 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,1% xuống 942,30 USD/ounce và giá palladium giảm 0,9% xuống 495,75 USD/ounce.
Giá dầu mất đà tăng vì Saudi không giảm khai thác
Ngày 19-2, giá dầu tại châu Á lại sụt giảm sau cú tăng mạnh hôm qua vì Saudi Arabia bác bỏ đề xuất cắt giảm sản lượng khai thác.
Nhân viên giao dịch theo dõi diễn biến thị trường ở Phố Wall. Giá dầu vừa nhúc nhích tăng đã lập tức giảm trở lại - Ảnh: AFP
Theo AFP, giá dầu Mỹ WTI giao tháng 3 sụt 29 cent xuống còn 30,48 USD/thùng. Giá dầu Anh Brent giao tháng 4 hạ 30 cent xuống còn 33,98 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên giao dịch hôm qua 18-2, giá dầu WTI tăng tới 7%, dầu Brent 5,6% do Saudi và Nga cam kết không tăng sản lượng khai thác nếu các quốc gia xuất khẩu dầu khác đồng thuận.
Giá dầu mất đà tăng do Ngoại trưởng Saudi Adel al-Jubeir bác bỏ đề xuất cắt giảm sản lượng khai thác.
“Nếu các nhà sản xuất khác muốn hạn chế hoặc không tăng sản lượng khai thác thì quyết định đó có thể tác động đến thị trường. Nhưng Saudi Arabia không muốn cắt giảm sản lượng” - ông Jubeir nhấn mạnh.
Giá dầu giảm còn do việc Bộ Năng lượng Mỹ thông báo dự trữ dầu thô thương mại của nước này mới tăng thêm 2,1 triệu thùng, trong khi dự trữ xăng và các sản phẩm từ dầu cũng dồi dào. Dự trữ tăng thường là dấu hiệu cho thấy nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới giảm đi.
Nhà phân tích Michael McCarthy của hãng tư vấn CMC Markets nhận định thị trường dầu sẽ còn trồi sụt trong thời gian tới. “Sẽ chẳng có ai tin rằng đàm phán giữa OPEC và Nga đem lại kết quả cụ thể nào” - ông McCarthy bình luận.
Hãng BMI Research dự báo bất chấp thỏa thuận của Saudi và Nga, các nước xuất khẩu dầu sẽ không ngừng tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu.
Giá dầu lại giảm do lo ngại cung vượt cầu
Giá dầu phiên 19/2 giảm khi giới đầu tư tập trung vào tình trạng thừa cung trong khi hy vọng về việc cắt giảm sản lượng ngày một lụi tàn.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,13 USD, tương ứng 3,7%, xuống 29,64 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,27 USD, tương đương 3,7%, xuống 33,01 USD/thùng.
Giá dầu WTI chấm dứt mạch giảm 2 tuần liên tiếp khi giá tăng 20 cent/thùng, hay 0,7%, trong tuần này. Trong khi đó, giá dầu Brent mất 35 cent/thùng, tương đương 1%, trong tuần này. Hồi đầu tuần, giá dầu tăng mạnh khi các nước sản xuất chủ chốt nhóm họp để thỏa luận việc cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá, nhưng giới đầu tư và các nhà phân tích vẫn tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận này.
Bốn nước sản xuất dầu thô chủ chốt - Nga, Arab Saudi, Qatar và Venezuela - đã đề xuất việc đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016. Tuy nhiên, Iran từ chối tham gia và nhắc lại kế hoạch tăng sản lượng nhằm giành lại thị phần đã mất sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.
Do phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các nước sản xuất khác, nên số phận của thỏa thuận đóng băng sản lượng giờ đây trở nên rất bất ổn.
Tình trạng thừa cung toàn cầu trở nên trầm trọng hơn khi thứ Năm 18/2, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 12/2 tăng 2,1 triệu thùng lên kỷ lục mới.
Sản lượng dầu thô của Mỹ cũng ổn định ở 9,1 triệu thùng/ngày. Tuy đã giảm so với mức đỉnh 9,7 triệu thùng/ngày ghi nhận hồi tháng 4/2015, song sản lượng dầu thô của Mỹ không giảm nhanh và mạnh như dự đoán bất chấp số giàn khoan giảm 60% và các công ty dầu khí phải cắt giảm chi phí đầu tư.