Trong bản tin đăng tải ngày 18.11, tờ New Europe (Bỉ) cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố ông hi vọng sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm nay.
Vào TPP, AEC, Việt Nam nên là rùa hơn là thỏ
- Cập nhật : 16/11/2015
(Kinh te)
Những nước dựa vào sự phát triển kinh tế vững chắc trong khi tập trung tích lũy vốn có thể không tăng trưởng nhanh nhưng sẽ tăng trưởng ổn định hơn, tránh được khủng hoảng và cuối cùng theo được các nước tiên tiến.
Chia sẻ tại hội thảo nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản về cơ hội đối tác cho Việt Nam thanh gia thành công vào Cộng đồng kinh tế ASEAN sáng 13/11, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn – Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, Việt Nam chưa tận dụng được hết cơ hội, trong đó tự do hoá thương mại, dịch vụ còn khá nhiều hạn chế.
Theo ông Sơn, cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực dù đã được cải thiện nhưng môi trường kinh doanh của Việt NAm vẫn bị đánh giá là thấp hơn so với nhiều nước ASEAN. Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ở vị trí thấp, chủ yếu là gia công lắp ráp do lợi thế về lao động giá rẻ và nguyên liệu, hạn chế về trình độ lao động.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang kiểm soát khá chặt dòg vốn đầu tư ra bên ngoài. Sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài đã tăng lên đáng kể giúp mở rộng cơ hội đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tài chính đáp ứng tốt hơn các nhu cầu.
Tuy nhiên, tiến trình hội nhập đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong nước cần tiếp tục nỗ lực tái cơ cấu để hệ thống ngân hàng ngày càng lành mạnh và có sức cạnh tranh hơn.
Cũng tại hội thảo, GS Toshiro Nishizawa đến từ trường Chính Sách công, Đại học Tokyo cho biết, Việt Nam còn 3 lĩnh vực có khoảng cách rất lớn với các nước. Đó là các vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ; Sự hội nhập về thị trường tài chính và các vấn đề liên quan đến lao động.
“Với 3 lĩnh vực trên, tôi thấy tiềm năng rất lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để thực hiện các mục tiêu đặt ra với 3 lĩnh vực trên, Việt Nam cần có thời gian. Mục tiêu đó không thể thực hiện trong vòng vài năm. Có thể Việt Nam phải làm trong 10 năm, nhưng như vậy chưa đủ, nếu Việt Nam muốn đạt được trình độ phát triển tiên tiến hơn” - GS Toshiro nói.
Trích dẫn từ bài viết của một chuyên gia kinh tế, GS Toshiro cho rằng, trong cuộc đua hội nhập AEC, TPP… thời gian tới, Việt Nam nên là một con rùa hơn là thỏ.
“Những nước dựa vào sự phát triển kinh tế vững chắc trong khi tập trung tích lũy vốn có thể không tăng trưởng nhanh nhưng sẽ tăng trưởng ổn định hơn, tránh được khủng hoảng và cuối cùng theo được các nước tiên tiến” - GS Toshiro nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Johnathan Dunn – Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam – cho biết, các doanh nghiệp nhà nước chi phối ở một số lĩnh vực đã ngăn chặn sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ phát triển đến một quy mô nào đó rồi không thể phát triển thêm.
Về lĩnh vực tài chính, trong nhiều nền kinh tế Châu Á, nguồn vốn tăng trưởng chủ yếu thông qua ngân hàng. Trong giai đoạn này, theo Trưởng đại diện IMF Johnathan, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có một số thách thức gắn chặt với khoản vốn tín dụng từ những doanh nghiệp Nhà nước với hiệu quả sử dụng thấp trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tài chính.
“Đây là những lĩnh vực chính Việt Nam cần cân nhắc nếu muốn được hưởng lợi tối đa từ quá trình hội nhập” - ông Johnathan khuyến nghị.
Tại hội thảo, các chuyên gia tham dự đều có chung một nhận định rằng, Việt Nam đang rất hăng hái trong hội nhập. Nhưng trong một cuộc đua, không phải lúc nào “chạy nhanh” cũng thắng.
Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, tinh thần và động lực kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tại thời điểm này đang thấp hơn nhiều so với 15 trước đây.
“Đây là điều cần suy nghĩ, cần một sự khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh mạnh mẽ hơn. Chúng ta an ủi nhau rằng cải cách phải có thời gian nhưng 5 - 10 năm hoặc 30 năm sau vẫn thấy gì đó rất chậm chạp. Hàn Quốc, Nhật Bản đã tiến rất xa, so với 30 năm của Việt Nam là sự cách biệt rất lớn” – Viện trưởng CIEM lo ngại.