Không có thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc... là những yếu huyệt khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.
Thói quen dùng tiền mặt cản trở thương mại điện tử Việt Nam
- Cập nhật : 20/11/2015
(Kinh te)
Với chủ đề "Thương mại điện tử xuyên biên giới", chương trình tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp hai nước, đồng thời thảo luận về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này.
Chương trình do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Chính sách Thương mại và Thông tin thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức với chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới: xu hướng và cơ hội”. Sự kiện sẽ diễn ra ngày 12/11 tại khách sạn Eastin Grand Hotel Saigon (TP HCM).
Đây là hoạt động chính thức trong Chương trình Đối thoại về chính sách thương mại điện tử Việt Nam – Nhật Bản, tổ chức thường niên từ năm 2010 nhằm tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước.
Hội thảo năm nay sẽ tập trung vào 2 chủ đề chính: xu hướng, cơ hội trong thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến giữa Việt Nam và Nhật Bản. Khoảng 20 đại diện doanh nghiệp nước bạn tham dự, là dịp để các công ty của 2 nước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thương mại điện tử và tìm kiếm khả năng hợp tác trong tương lai.
Thương mại điện tử xuyên biên giới được đánh giá là chủ đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất hiện nay trong lĩnh vực này. "Đây là xu hướng tất yếu và dự báo mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng", lãnh đạo VECITA nhấn mạnh. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích của thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều vấn đề cần được giải quyết thông qua sự hợp tác chặt chẽ ở cấp nhà nước giữa các quốc gia.
Doanh nghiệp tham gia sự kiện có thể xác nhận trước ngày 9/11. Chi tiết liên hệ Ms.Nguyễn Diệu Hương (Hotline: 0422205486 hoặc Email: huongnd@moit.gov.vn).