tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tổng hợp thị trường sắt thép quý III và dự báo

  • Cập nhật : 30/10/2015

(Tin kinh te)

Giá thép thế giới biến động theo chiều hướng giảm trong 9 tháng đầu năm nay do giá nguyên liệu đầu vào giảm, nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Ngành thép Việt Nam lao đao trước sức ép hàng nhập khẩu, hàng rào thuế quan.

I.                   Diễn biến thị trường

1.      Diễn biến giá thép

Giá thế giới

Giá thép giảm mạnh trên khắp các châu lục trong 9 tháng đầu năm nay ( - 35%) và giảm 45% trong một năm qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt lao dốc cộng với nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa.

Tại châu Á

Tại Trung Quốc, giá thép đã giảm liên tiếp trong 12 tháng qua do giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt giảm và nhu cầu yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Các nhà máy Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu thay vì hạn chế sản xuất. Đồng nhân dân tệ phá giá mới đây đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Điều này sẽ châm ngòi cho nhiều vụ kiện thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, xuất khẩu tăng sẽ không đủ để ngăn ngừa tốc độ giá giảm trên thị trường địa phương trong ngắn hạn do hoạt động giao dịch nội địa dự kiến chậm lại trong vài tháng tới.

Trong khi đó, giá tất cả các sản phẩm tại Nhật Bản cũng đã giảm kể từ tháng 8/2014 do nhu cầu trong nước sụt mạnh sau khi nước này thay đổi thuế tiêu dùng vào tháng 4 năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu tăng đã đủ để các nhà máy trong nước giữ giá giao dịch các sản phẩm thép phẳng ổn định từ quý II/2015. Các điều kiện thị trường yếu dự kiến tiếp tục trong tương lai gần sẽ khiến giá có khả năng giảm hơn nữa trong vài tháng tới.

Tại Hàn Quốc, giá bán thép cũng giảm khá mạnh từ tháng 5/2014. Có một số dấu hiệu tích cực trên các thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép cán phẳng hiện nay. Dự kiến giá sẽ giảm hơn nữa trong ngắn hạn.

Giá thép tại Đài Loan giảm kỷ lục trong tháng 8/2015 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu trong nước nghèo nàn và cạnh tranh gia tăng trên các thị trường thế giới. Tình hình này chắc chắn sẽ còn kéo dài tới hết năm 2015. Giá có thể sẽ giảm hơn nữa do tình hình bán thép dây cán nóng và cán nguội hiện đang ở mức thấp nhất kể từ giữa năm 2002.

Tại châu Mỹ

Từ hè 2014 đến 4/2015, giá bán thép dây cán nóng tại Mỹ đã giảm 1/3 giá trị. Các nhà máy đã dần dần đẩy tăng nhẹ giá giao dịch bắt đầu từ điểm thấp này. Khối lượng nhập khẩu lớn và nhu cầu yếu đã hạn chế mức độ tăng giá. Thực tế, một số áp lực tiêu cực đã bắt đầu tác động tới thị trường này trong tháng 8 do giá phế liệu giảm và hoạt động mua yếu trong kỳ nghỉ hè. Việc USD mạnh sẽ giữ nhập khẩu tăng lên trong ngắn hạn. Kết quả là giá sẽ giảm hơn nữa trong quý cuối năm bất chấp những nỗ lực tăng giá của các nhà máy.

Tại châu Âu

Giá thép tại Châu Âu đã tiếp tục xu hướng giảm trong 12 tháng qua. Giá trung bình tất cả các sản phẩm thép tại đây giảm 5% so với tháng 8/2014. Giá bán thép hiện chạm xuống mức thấp nhất 5 năm rưỡi qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu thô giảm và khối lượng nhập khẩu lớn tiếp tục tác động tiêu cực tới thị trường, khiến nguồn cung ngày càng dư thừa trong khi nhu cầu yếu.

Tình hình kinh tế đang hồi phục và hoạt động bán cho các khách hàng địa phương đang tăng chậm chạp song giá bán trong khối dự kiến sẽ giảm trong phần còn lại của năm nay do môi trường cạnh tranh mạnh mẽ.

Kết quả tài chính của các nhà máy thép trong khu vực không đồng đều như nhau. Một số nhà máy, bao gồm ThyssenKrupp, Salzgitter và VOESTALPINE có kết quả tài chính tích cực trong quý II, chủ yếu dựa vào việc thực hiện các chương trình tái cơ cấu. Ngược lại, thu nhập đã giảm xuống tại nhà máy Tata Steel ở châu Âu. Công ty cho rằng nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ, giá năng lượng không cạnh tranh ở Anh và sức mạnh của đồng bảng Anh là các lý do khiến kết quả kém.

Nhu cầu từ các ngành tiêu thụ nhiều thép nhất, như ô tô dự kiến sẽ tăng trong năm nay. Dự kiến tiêu thụ sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay so với năm 2014 nhờ có xu hướng tiêu thụ được cải thiện, giá dầu thấp và đồng Euro mất giá.

Thị trường sẽ vẫn phải chịu áp lực tiêu cực trong những tháng tới. Giá nhập khẩu tiếp tục giảm và các nhà máy trong nước có thể bị buộc phải cắt giảm doanh số bán để cạnh tranh. Sự mất giá gần đây của đồng nội tệ Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến hàng nhập khẩu chào bán vào châu Âu có giá rẻ hơn.

Nguyên liệu có nguồn gốc từ SNG sẽ vẫn được ưu chuộng trên thị trường này. Các nhà sản xuất tại các nước như Brazil và Hàn Quốc đang cố gắng thúc đẩy doanh số bán hàng trong khu vực.Các mối đe dọa nhập khẩu tăng cao, cùng với chi phí nguyên liệu thấp, dự kiến sẽ dẫn đến giảm giá thép cho phần còn lại của năm 2015.

Hình 1: Chỉ số giá thép thế giới của SteelHome từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015

Nguồn: SteelHome

Giá quặng sắt

Chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc theo tính toán của Steelhome biến động theo chiều hướng giảm trong 9 tháng qua. Nguyên nhân là do kinh tế suy giảm và nguồn cung quặng sắt từ các mỏ khai thác hàng đầu gia tăng.Tiêu thụ thép tại nước sản xuất và tiêu thụ hàng đầu thế giới- Trung Quốc dự kiến giảm 6% trong năm nay, sau khi giảm 4% trong năm ngoái.

Sẽ có thêm nguồn cung quặng sắt mới trên thị trường với sự thành lập công ty khoáng sản Roy Hill của tỷ phú Úc Gina Rinehart trị giá 10 tỷ dolla Úc (7.1 tỷ USD) tại Gina Rinehart, bắt đầu sản xuất trong năm nay. Rio Tinto dự báo nguồn cung mới sẽ đạt tổng cộng 110 tấn trong năm nay.

Nguồn cung tăng quá mức từ các nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới  khiến các ngân hàng liên doanh tại London gồm Goldman Sachs Group Inc. và UBS Group AG đều dự báo giá sẽ giảm vào cuối năm.

Ngân hàng ANZ dự kiến nhu cầu thép theo mùa tại Trung Quốc thấp hơn so với kỳ vọng và nguy cơ nguồn cung bổ sung tăng nên giá quặng sắt trung bình sẽ ở mức 50 USD/tấn giai đoạn tháng 10-12.

Hình 2: Chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc của SteelHome từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015

Nguồn: SteelHome

-         Giá trong nước:

Tháng 9, giá sắt thép xây dựng giảm do nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam lớn và giá rẻ. Giá nguyên liệu đầu vào liên tục rớt, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tại thị trường nội địa thấp do các công trình tránh khởi công trong tháng ngâu nên nhiều nhà máy vẫn tiếp tục giảm giá bán, đẩy mạnh các hình thức chiết khấu để giữ thị phần.Thị trường sản phẩm thép trầm lắng do chưa phải mùa cao điểm xây dựng trong khi các đơn vị thương mại hạn chế mua vào để tập trung cho công tác thu hồi công nợ. Nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm giá bán để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho và giữ thị phần. Mức giảm từ 200.000 - 400.000 đồng/tấn tùy từng khu vực.

Tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, giá giảm 200-500 đồng/kg. Tại miền Nam, giá từ 14.200 đồng – 14.900 đồng/kg. Giá phôi thép Trung Quốc chào bán giảm 10-15 USD/tấn còn 300-320 USD/tấn.

Giá bán thép cây thông dụng vẫn ở mức 10 – 10,5 triệu đồng/tấn ở khu vực phía Bắc, và 10,7 – 10,8 triệu đồng/tấn ở các tỉnh miền Nam. Riêng các sản phẩm thép cuộn dao động ở mức 9,9 – 10,8 triệu đồng/tấn.

Nhu cầu của người mua có chiều hướng giảm. Tính đến tháng 8/2015, nhu cầu tiêu thụ đạt 1.184.972 tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng giảm nhẹ 0,07% so với tháng 7/2015. 

Bảng 1: Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT

 ĐVT: Đồng/kg         
 
 
 
Miền Bắc
Miền Nam
 
Sản phẩm
GTTN
VPS
Thép MN
Vinakyoei
Tháng 1
Thép tròn đốt
12.220
12.800
15.210
13.100
Tháng 2,3,4,5,6
Thép tròn đốt
11.870
12.800
15.210
12.300
Tháng 8-9
Thép tròn đốt
11.100
12.800
11.000
12.300
Tháng 1
Thép cuộn Ф6
12.220
12.800
15.260
13.320
Tháng 2,3,4,5,6
Thép cuộn Ф6
11.870
12.800
15.260
12.520
Tháng8- 9
Thép cuộn Ф6
11.100
12.800
10.950
12.520
   Nguồn: Phòng thông tin kinh tế quốc tế

II.        Cung – cầu

1.         Cung

1.1.      Thế giới

Theo Hiệp hội thép thế giới, sản lượng thép của 65 nước sản xuất thép lớn nhất thế giới đạt khoảng 948 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm nay, giảm 17,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. 

Bảng 2. Sản lượng thép thô thế giới 7 tháng đầu năm nay
Đơn vị: Nghìn tấn
Tên nước
 
Sản lượng
(nghìn tấn)
Chênh lệch (nghìn tấn)
Liên Minh Châu Âu (28 nước)
101.91
+40
Các nước châu Âu khác
20.160
- 50
SNG (6 nước)
59.159
-4.618
Bắc Mỹ
65.779
-7.757
Nam Mỹ
26.076
- 88
Châu Phi
8.583
- 70
Trung Đông
16.626
511
Trung Quốc
476.040
-5.856
Ấn Độ
52.889
2.189
Nhật Bản
61.438
-3.093
Châu Á
646.477
-8.093
Châu Đại Dương
3.336
-3188.66
Tổng cộng 65 nước
948.089
-17.866
Nguồn: Hiệp hội thép thế giới

Nhật Bản:  Hiệp hội sắt và thép của Nhật Bản cho biết Nhật Bản đã xuất khẩu 3,535 triệu tấn thép trong tháng 7/2015, tăng 6,1% so với năm trước, lần tăng đầu tiên trong 3 tháng qua. Theo Bộ tài chính Nhật Bản, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép dầm chữ H của nước này đạt 280.000 tấn, tăng 55,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc:   Theo các số liệu hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép trong tháng 7/2015 tăng 9,5% so với cùng tháng năm ngoái, lên 9,73 triệu tấn. Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép tăng 27% lên 62,13 triệu tấn. Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng là do nhu cầu nội địa suy yếu trong khi nguồn cung dư thừa nhiều, đồng nhân dân tệ phá giá mới đây đã hỗ trợ các nhà máy thép đẩy lượng dư thừa ra thị trường quốc tế. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990. Nhu cầu thép giảm trong năm nay và năm tới trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản. 

1.2. Việt Nam

Sản xuất: Theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng sắt thép thô đạt 2.132,7 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ; sản lượng thép cán đạt 2.370,7 nghìn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng thép thanh, thép góc đạt 2.176,3 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu: Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 1,6 triệu tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái; đạt trị giá 1,246 tỷ USD, giảm 14,2%. Xuất khẩu giảm là do các vụ kiện chống bán phá giá đưa ra ngày một nhiều, với mục đích nhằm bảo vệ hàng sản xuất kinh doanh trong nước.

2. Cầu

2.1. Nhu cầu thế giới

Mỹ:  Theo Bộ Thương mại Mỹ, Mỹ nhập khẩu khoảng 2,942 triệu tấn thép trong tháng 7/2015, tăng 4,6% so với tháng trước, và giảm 16% so với năm trước. Trong số đó, nhập khẩu ống thép, dây điện và cuộn dây và các loại thép khác tăng so với tháng 6/2015. Nhập khẩu các sản phẩm thép cốt tăng mạnh nhất đạt trên 55% so với tháng trước, tăng 264% so với năm trước đó.

Nhật Bản: Theo Bộ tài chính Nhật Bản, trong tháng 7, nước này đã nhập khẩu 10,595 triệu tấn quặng sắt, giảm 10,3% so với cùng tháng năm ngoái, với giá nhập khẩu trung bình đạt 8.268 yên/tấn, giảm 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2011.Trong khi đó, việc cắt giảm sản lượng thép lò cao của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm hoạt động nhập khẩu.

Thổ Nhĩ Kỳ: Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thổ Nhĩ Kỳ, trong 7 tháng đầu năm 2015, các nhà sản xuất thép của nước này đã nhập khẩu 10,01 triệu tấn thép phế liệu, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng thép thô cũng giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 18,74 triệu tấn.

 Inđonesia:  Cơ quan trung ương Indonesia cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thép của nước này đạt 3,74 tỉ USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

2.2. Tiêu thụ nội địa:Theo VSA, trong tháng 8, tiêu thụ thép đạt 936.753 tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tiêu thụ trong nước đạt 779.319 tấn, chiếm khoảng trên 73%; xuất khẩu đạt 157.434 tấn. Trong 8 tháng đầu năm, tiêu thụ thép xây dựng đạt 4.074.107 tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2014.

2.3. Nhập khẩu của Việt Nam:Theo Tổng Cục Hải Quan, trong 8 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 9,91 triệu tấn, tăng 41,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong thời gian này giảm 22,7% nên trị giá nhập khẩu là 5,14 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là gần 6 triệu tấn, tăng mạnh 79,4%; Nhật Bản:1,69 triệu tấn, tăng 13,8%; Hàn Quốc: 1,14 triệu tấn, tăng 26,7%...so với 8 tháng/2014. 

Tổng trị giá nhập khẩu các sản phẩm từ thép của cả nước là 2,7 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 952 triệu USD, tăng 56,5%; từ Hàn Quốc hơn 764 triệu USD tăng 85,6% so với cùng kỳ năm trước.

III. Chính sách

1. Thế giới:

Thái Lan điều tra thép hợp kim cán nóng  và thép tấm mạ nhôm kẽm Việt Nam

Thái Lan đã quyết định khởi xướng điều tra rà soát gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với thép hợp kim cán nóng sau khi nhận được đơn kiện từ ngành sản xuất nội địa của nước này.

Ngoài ra, Thái Lan cũng thông báo sẽ điều tra một vụ kiện đối với thép tấm mạ hợp kim nhôm kẽm nhập khẩu từ Việt Nam. Các sản phẩm bị nhắm vào là thép tấm mạ hợp kim nhôm kẽm và thép tấm mạ kẽm nhúng nóng nhập từ Việt Nam được Hải quan Thái Lan phân loại theo mã số thuế  7210.70, 7212.40, 7225.99 và 7226.99.

Indonesia điều tra thép cuộn cán nguội Việt Nam

Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia đã đăng công báo tiến hành điều tra rà soát vụ việc chống bán phá giá thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngày khởi xướng điều tra rà soát là 4/9/2015. Mức thuế hiện tại sau lần rà soát giữa kỳ đối với doanh nghiệp Việt Nam là 12,3%-27,8%.

Ấn Độ áp thuế tự vệ 20% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công thương) cho biết, Chính phủ Ấn Độ vừa quyết định áp thuế tự vệ 20% với thời hạn 200 ngày đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ tất cả các nước trên thế giới.

Malaysia điều tra thép cuộn cán nguội Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, thép cuộn cán nguội của Việt Nam thuộc nhóm bị điều tra chống bán phá giá. Việc điều tra chống bán phá giá được tiến hành dựa trên đơn kiện của Công ty Thép CSC Steel SDN. Sản phẩm bị điều tra là mặt hàng thép cuộn cán nguội mã HS: 7209 15 000, 7209 16 000, 7209 17 000, 7209 18 290, 7209 18 900 và 7225 50 000, thời gian điều tra từ ngày 27-8-2015.

Canada gia hạn điều tra ống thép dẫn dầu Việt Nam 

Theo thông tin Thương vụ Việt Nam tại Canada, Cơ quan Biên mậu Canada (CBSA) quyết định gia hạn thời gian đưa ra kết luận cuối cùng về việc tái điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu OCTG của Việt Nam sang Canada đạt 19,3 triệu USD trong năm 2014, tương đương 4,6 triệu USD trong năm 2015.

Úc: Thép mạ kẽm Việt Nam không bán phá giá tại Úc

Thương mại Việt Nam tại Úc cho biết sau thời gian điều tra, Uỷ Ban chống bán phá giá Úc đã kết luận rằng thép mạ kẽm Việt Nam nhập khẩu vào Úc không bán phá giá và cũng không vi phạm khối lượng bán hàng. Do đó, thép nhập khẩu Việt nam không đe dọa tới sản xuất thép nội địa Úc.

2. Trong nước

Rà soát thuế chống bán phá giá với thép không gỉ

 Ngày 25/8, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

Quản lý chặt thép nhập bằng giấy phép nhập khẩu tự động

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12 về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động (trở lại) đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép kể từ ngày 26/7/2015.

Theo đó, Thông tư 12 quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép. Đối với sản phẩm thép là hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh; hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành.Thông tư 12 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/ 2015.

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu

Nghị định 38 /2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực từ 15/6/2015. Nghị định hướng tới mục tiêu chính là siết chặt quản lý chất thải và phế liệu, không để tình trạng nhập khẩu rác công nghiệp gây ô nhiễm, mất kiểm soát môi trường bất cập như thời gian qua.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng bằng sắt hoặc thép giảm xuống còn 10%

Ngày 29/6/2015, Chính phủ ban hành Thông tư 101/2015/TT-BTC bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 13/8/2015. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng bằng sắt hoặc thép thuộc mã hàng 7326.90.99 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được sửa đổi còn 10%.

IV.  Dự báo, cảnh báo

Giá thép: Nguồn cung dư thừa và chi phí nguyên liệu thấp sẽ dẫn đến giảm giá thép cho phần còn lại của năm 2015. Đồng nhân dân tệ mất giá gần đây sẽ khiến hàng nhập khẩu Trung Quốc chào bán vào các nước rẻ hơn, các nhà máy sẽ buộc phải cắt giảm doanh số bán để cạnh tranh. Các nước sẽ tiếp tục có các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào thương mại, sẽ gây khó khăn cho DN xuất khẩu. Do các nhà máy thép Trung Quốc tiếp tục chính sách đổ sản phẩm của họ ra các thị trường thế giới thay vì cắt giảm sản xuất nên dự kiến tình trạng khó khăn trên thị trường vẫn còn tiếp diễn. Xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng thêm 30 triệu tấn trong năm nay so với năm ngoái, thậm chí ngay cả khi sản xuất của nước này bắt đầu giảm.

Sản lượng thép: MEPS có trụ sở tại Anh cho biết, sản lượng thép thô toàn cầu năm 2015 sẽ đạt 1,65 tỉ tấn, giảm 1% so với năm ngoái. Lần giảm đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009 tới nay. Chỉ có Ấn Độ và EU có sản xuất dự kiến tăng còn các khu vực khác đều giảm do sự cắt giảm sản xuất trước đó.

Dự kiến sản lượng thép thô (Triệu tấn)
Tên nước
2015
% thay đổi
EU
172.0
1.6
Châu Mỹ
159.0
-4.3
Trung Quốc
816.0
-0.9
Ấn Độ
90.8
5.0
Các nước châu Á khác
221.7
-2.6
Các nước còn lại
190.5
-2.1
Tổng cộng
1650.0
-1.0

Nguồn: Meps

Nhu cầu tiêu thụ: Triển vọng thị trường thép trong quý cuối năm nay nhìn chung sẽ bình ổn dù vẫn còn tồn đọng nhiều yếu tố bất ổn. Cạnh tranh toàn cầu đang ở mức cao dù phí vận tải thấp và nhu cầu tiêu thụ yếu. Các mối lo về thị trường xuất phát từ yếu tố cơ bản- bất ổn địa chính trị gồm cả việc giải cứu Ai Cập khỏi kiệt quệ tài chính lần hai và hệ lụy tới tiền tệ.

Hiệp hội thép châu Âu cho biết nhu cầu tiêu thụ thép EU dự kiến tăng 1,5% trong năm 2015 và tăng 1,9% trong năm 2016, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh lên bất chấp sự bất ổn hiện nay. Tuy nhiên, các nhà sản xuất châu Âu không dự kiến sẽ có lợi vì nhu cầu thép đang được cải thiện sẽ bị nuốt chửng bởi thép nhập khẩu, dự kiến tăng 5% trong năm nay.

Dự báo thị trường thép Việt Nam quý cuối năm

Mùa xây dựng cuối năm sẽ là điểm nhấn tạo nên sức sống cho thị trường thép xây dựng. Bởi vậy chúng tôi dự kiến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa sẽ mạnh lên, giá sẽ ngừng giảm và khả năng tăng nhẹ. Các doanh nghiệp sẽ nhờ đó mà giảm được dự trữ, tăng lợi nhuận nếu không bị hàng nhập khẩu thâu tóm.

Triển vọng xuất khẩu sẽ không mấy sáng sủa bởi thép Việt đang bị kiện trên nhiều thị trường xuất khẩu lớn.


Theo NhanhieuViet.gov.vn
Trở về

Bài cùng chuyên mục