Quan hệ kinh tế của Việt Nam với tất cả các đối tác lớn và tiềm năng được mở rộng, đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, tham gia TPP, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ có nhiều tác động lớn hơn, đặc biệt đối với các mặt hàng chủ lực.
Tác động của El Nino đến thị trường hàng hóa nguyên liệu toàn cầu
- Cập nhật : 04/11/2015
(Tin kinh te)
Hiện tượng thời tiết bất thường El Nino gây hỗn loạn đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, nhiều người tin giá nông sản thế giới sẽ tăng mạnh nay mai.
El Nino đợt này có thể là loại mạnh kỷ lục và dự kiến cường độ mạnh nhất sẽ xảy ra trong giai đoạn từ tháng 12-2015 đến tháng 2-2016, khả năng kéo dài đến đầu mùa hè năm tới 2016. Biết rằng thế nào nó cũng gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nên đợt El Nino này làm dấy lên lo ngại nó sẽ tạo sức ép giá hàng hóa nguyên liệu nông sản tăng.
El Nino là gì?
El Nino là một hiện tượng thời tiết bất thường gây cho các luồng gió vùng xích đạo trên Thái bình dương hoạt động chậm lại hoặc đi ngược luồng, do vậy nó làm tăng nhiệt độ mặt nước trên một vùng biển rộng lớn ở các vùng Trung và Đông Thái bình dương. Nhiệt độ cao hơn tạo nên lượng mưa nơi nhiều nơi ít so với mức trung bình, đặc biệt tại vùng Nam bán cầu (xin xem hình F2 và F3). Ảnh hưởng của nó đặc biệt thấy rõ tại vùng Nam Mỹ, Đông Á, Nam Á, nước Úc, nhưng không mấy ảnh hưởng cho vùng Bắc bán cầu.
Diễn biến Elnino trong khoảng tháng 12 đến tháng 2
Chu kỳ xảy ra hiện tượng El Nino từ 2 đến 7 năm và thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng. Hiện tượng được cho là chuẩn thường bắt đầu bộc phát ở các tháng 4 đến 6 và đạt đỉnh của cường độ từ tháng 12 đến tháng 2 rồi tiếp theo sau nó đến hiện tượng La Nina, là một hiện tượng thời tiết khác, có nhiệt độ thấp hơn bình thường tại vùng Thái bình dương. Đến nay, El Nino có cường độ mạnh nhất đã đo được kết quả là năm 1997-98.
Theo các mô hình dự báo, đợt El Nino này có thể là đợt mạnh nhất do ghi nhận từ các dữ liệu chi tiết có được (Viện Nghiên cứu Địa cầu 2015). Dự kiến nó sẽ đạt và giữ trong mức “mạnh” hay “rất mạnh” dọc suốt đến mút đuôi của thời kỳ phát triển ở vùng Nam bán cầu đến đầu mùa xuân (và khả năng đến mùa hè) tại vùng Bắc bán cầu nếu nói theo dự liệu dự báo công bố ngày 17-9-2015. Dự kiến ngay sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng La Nina, nhưng bây gờ còn quá sớm để đánh giá cường độ của hiện tượng La Nina ấy (NOAA 2015).
Ảnh hưởng của El Nino đến đủ mọi vùng và đến cả mọi thứ hàng hóa nguyên liệu không trừ ở đâu không trừ thứ gì, tùy thuộc vào thời điểm, độ dài thời gian, cường độ và hiện tượng thời tiết trước khi El Nino xảy ra. Nhưng đặc biệt, với hàng hóa nông sản, nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất – mất sản lượng loại nông sản này nhưng lại được ở loại khác – với hàng hóa nguyên liệu công nghiệp nó ảnh hưởng đến hoạt động và hạ tầng.
Ảnh hưởng trên hàng hóa nông sản thế nào?
Trung và Nam Mỹ: Thời tiết khô hạn dự kiến rải khắp cả vùng Trung Mỹ và nhiều vùng ở Nam Mỹ nhưng mưa lại nhiều hơn mức bình thường tại Brazil và vùng đông bắc Argentina – là vùng trọng yếu trồng cà phê, đậu nành và một số loại ngũ cốc.
Nước Úc: Dứt tháng Chín, lượng mưa tại trên hầu hết đất nước Úc đo được dưới mức trung bình. Úc là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới.
Đông Á: Mùa hè đã chịu thời tiết khô hạn trên mức bình thường nhưng khô hạn vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt ở Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt nam. Tại Indonesia, ước đoán mới đây cho biết hụt từ 1 đến 2 triệu tấn gạo, bằng từ 1,5 đến 3% tổng sản lượng gạo của nước này sản xuất (nguồn: Ngân hàng Thế giới 2015). Không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng gạo, vùng này cũng là trọng điểm sản xuất dầu cọ và cao su thiên nhiên.
Trung Á: El Nino có thể làm cho tuyết phủ dày thêm tại các vùng núi Trung Á, nhờ vậy mà lại nhiều quốc gia trong vùng này sẽ có nước tưới cho mùa hè 2016, trong đó có thể kể ra là Afghanistan, Iran, Tajikistan và Uzbekistan (nước xuất khẩu bông vải lớn thứ tư thế giới).
Nam Á: Đến nay, phải nói chưa thấy ảnh hưởng của El Nino đến vùng này. Vậy là có lợi cho Ấn độ, một nước có nền nông nghiệp chiếm đến 17% GDP nhưng lại phụ thuộc chủ yếu vào “nước trời” và thời tiết.
Nam châu Phi: Vùng Nam châu Phi cũng chịu khô hạn do El Nino gây ra nhưng vùng này không đóng vai trò lớn trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Dầu vậy, đến nay giá ngũ cốc trên thị trường thế giới và nội địa tại nhiều nước vẫn chưa thấy tăng cao, ngay cả tại những nước có rủi ro do El Nino gây ra, bất luận ở thời kỳ nào được theo dõi. Chẳng hạn đơn cử một mẫu lấy từ 22 nước, giá trung bình của mặt hàng bắp (ngô) chỉ tăng được 2,1% tính từ quí 1 đến quí 2 năm 2015; giá bình quân của lúa mì và gạo trong cùng thời kỳ ấy cũng tăng không đáng kể. Trên thị trường toàn cầu, giá bắp giảm 3%, lúa mì mất 9,5% và gạo rớt 7,5%. Một so sánh nữa của quí 2 năm 2015 với cùng kỳ năm 2014 được thực hiện trên cùng một mẫu quan sát xác nhận rằng giá nội địa cũng không thay đổi mấy. (Dẫu sao cũng nên chấp nhận rằng giá nội địa của mỗi nước mỗi khác, ngay cả trong cùng một vùng vẫn có thể khác)
Ảnh hưởng trên hàng hóa nguyên liệu phục vụ công nghiệp ra sao?
Năng lượng: Hạn hán thiếu nước làm giảm năng suất thủy điện, còn gió yếu lại làm các tua bin điện gió (phong điện) quay không thỏa vòng. Điện năng thiếu gây ảnh hưởng bất lợi dây chuyền cho sản xuất các loại hàng hóa nguyên liệu khác. Chẳng hạn như tại Zambia, các mỏ khai thác kim loại đồng phải giảm sản xuất vì hạn hán do El Nino gây ra làm điện từ các nhà máy thủy điện không được cung cấp đầy đủ. Ngược lại, nếu lượng mưa nhiều hơn mức trung bình lại có lợi cho thủy điện nhưng các nguồn cung cấp điện khác lại bị hạn chế.
Kim loại: Mưa quá nhiều có thể làm ngưng các hoạt động khai khoáng và đường sá hạ tầng ngăn trở, nên ảnh hưởng đến các ngành khai thác kim loại. Thí dụ như trong tháng Ba vừa qua, mưa lớn và lũ bùn xảy ra tại phía bắc Chi-lê và phía nam Peru làm các mỏ đồng phải tạm thời đóng cửa ngưng khai thác. Ngược lại, tại Đông Á, thời tiết khô hạn trong những tháng mùa mưa lại có lợi cho khai thác bauxit (Malaysia) và ni-ken (Philippines). Khai thác bauxit và đưa loại hàng này lên phương tiện vận tải tại Malaysia thường phải ngưng trong những ngày gặp mưa và xuất khẩu bauxit nước này phải khóa “máng” trong tháng 1 vì là tháng mưa. Ngược lại, khô hạn làm cạn sông hồ, chuyên chở bằng đường sông sẽ ách tắc. Chẳng hạn như tại Papua New Guinea, một đợt hạn hán kéo dài gần đây làm phải đóng cửa một mỏ khai thác đồng lớn do mực nước sông quá thấp, làm các phương tiện chuyên chở đường sông không đến được, thậm chí không có đường để cứu trợ xăng dầu chất đốt và lương thực-thực phẩm cho thợ mỏ.
Liệu đợt El Nino hiện nay có giúp đẩy giá hàng hóa nông sản thế giới lên cao?
Đợt El Nino hiện nay hình như không tạo được một cú tăng giá mạnh trên thị trường nông sản toàn cầu nói chung do không ít loại hàng hóa nông sản chính đang vẫn được cung cấp mạnh trên thương trường, do các mối nối giữa giá thế giới và nội địa từng nước yếu và lỏng lẻo, và do ảnh hưởng của các El Nino trước đây hạn chế, không gây tiếng vang trên thị trường. Nói thế, nhưng có thể đợt này có thể là nguyên nhân cho những ngắt đoạn trong chuỗi cung ứng tại các nước riêng lẻ trong các vùng miền chịu ảnh hưởng El Nino nhiều nhất.
Do cung ứng hàng còn mạnh. Hầu hết các thị trường hàng hóa nguyên liệu nông sản đều được cung ứng hàng phũ phê, kể cả ngũ cốc và hạt có dầu. Tỷ lệ hàng tồn kho sẽ được đưa ra sản xuất và sử dụng (được xem là thước đo cho lượng hàng phong phú, đầy tràn đối với nhu cầu tiêu thụ thực tế) của bắp, lúa mì và gạo đều cho con số thống kê rất cao so với bình quân 10 năm, thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với niên vụ 2006-07, bấy giờ xuất hiện một đợt tăng giá cực mạnh trên thị trường lương thực-thực phẩm toàn cầu (xin xem hình F6). Vậy nên chi trong báo cáo thường kỳ ra tháng 10-2015 Bộ nông nghiệp Mỹ vẫn giữ cái nhìn khá yên tâm cho thị trường ngũ cốc và hạt có dầu thuộc niên vụ 2015-16.
Do mối quan hệ giữa thị trường toàn cầu và địa phương yếu. Các mối nối giữa thị trường toàn cầu và từng địa phương yếu và lỏng lẻo, đặc biệt tại các nước nhỏ đang phát triển. Nên cũng còn phải rất lâu nữa để bất kỳ hiện tượng El Nino nào muốn tạo nên cơn sốt hàng để ảnh hưởng mạnh tới giá cả, thì nó phải thật sự trầm trọng và ảnh hưởng rõ đậm đến một nước sản xuất chính của một ngành hàng nông sản lớn nào đó. Cái cốt, cái bản chất được cung ứng phũ phê của thị trường ngũ cốc thế giới phản ánh rõ lên trên hoạt động giá, nhưng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9-2015, khi mà cường độ đợt El Nino này đang ngày càng dâng cao, thì giá ngũ cố lại giảm khá mạnh. Cứ so với cùng kỳ năm 2014 sẽ rõ, giá gạo giảm 8% và giá lúa mì giảm 32%.
Nói về mối quan hệ qua lại yếu và lỏng lẻo giữa giá nông sản toàn cầu với từng địa phương, các bài viết của nhiều tác giả đã bàn rất rõ tưởng không cần phải giải thích thêm (xin tra cứu các tác giả Baffes and Gardner 2003; Ceballos et al. 2015; Minot 2011; Heady 2011; và Baffes, Kshirsagar, và Mitchell 2015). Thật vậy, giá trên thị trường nội địa chịu ảnh hưởng một loạt các nhân tố đặc thù của từng quốc gia, địa phương ấy, gồm cả thời tiết, chính sách tiền tệ, chi phí vận chuyển (giữa các trung tâm giao dịch của nước ấy với các cảng giao hàng), chất lượng hàng xấu tốt kể cả chính sách thương mại của quốc gia, địa phương ấy.
Do ảnh hưởng hạn chế của các đợt El Nino trước đây. El Nino và sản xuất hàng hóa nguyên liệu quan hệ với nhau chặt chẽ. Điều này đã được các bài viết của nhiều tác giả phân tích và chứng minh (xem Ropelewski và Halpert 1987; Nicholson et al 2001). Các ảnh hưởng toàn cầu được ước định của các đợt El Nino trước đây được bàn khá nhiều nhưng nhìn chung, năng suất nông sản giảm và vì thế cho nên giá tăng, cho dù chỉ tăng rất ít. Thí dụ như trong một đợt El Nino nọ, năng suất các loại nông sản như bắp, gạo và cả lúa mì đều giảm có khi đến 4% nhưng sản lượng đậu nành thế giới bấy giờ lại tăng từ 2,1 đến 5,4% (đọc thêm tác giả Iizumi et al. 2014). Các nghiên cứu của Algieri (2014) và Ubilava (2014) cũng đã chứng minh cả hai hiện tượng gây sốc El Nino và La Nina làm giảm năng suất nhưng giá lúa mì thế giới lại được. Nghiên cứu của Naylor et al (2001) chứng minh các dữ liện bất thường của Chỉ số Dao động Miền Nam El Nino (El Nino Southern Oscillation-ENSO) chi phối với tỷ lệ 40% đối với các biến số (biến đổi) sản lượng gạo sản xuất nhiều năm khác nhau tại Indonesia. Đối với nhiều mặt hàng nguyên liệu là nông sản thì thường thường dễ xảy ra chuyện khi có thời tiết có một biến cố thất thường trong đợt El Nino thì giá thực của hàng hóa có thể tăng từ 3,5 đến 4% (như Brunner 2002 đã nói).
Mối liên hệ giữa các đợt El Nino trước đây với giá các mặt hàng nông sản trên thế giới yếu và hời hợt. Trong 6 đợt El Nino tính từ năm 1980 (không tính đợt đang xảy ra), chỉ có một trường hợp duy nhất là vào đợt 2002-03 chỉ số giá nông sản bình quân trong một kỳ 6 tháng được phát hiện tăng nhẹ, có được là nhờ so với 6 tháng cùng kỳ năm trước đó. Còn trong các trường hợp khác, giá cả khi thì giảm (như trong đợt 1982-83) hoặc khi thì thay đổi rất ít. Ngay cả trong đợt El Nino 1997-98, là đợt cường độ đo được mạnh nhất trong lịch sử El Nino (chưa tính đợt này), bấy giờ thiệt hại do El Nino ấy gây ra cho thế giới đến 35-45 tỉ USD, nhưng giá nông sản vẫn rớt!
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng El Nino có thể đem lại các ảnh hưởng được mất xấu tốt đan xen, đặc biệt tại các nước có thu nhập cao. Như các tác giả Cashin, Mohaddes và Raissi (2015) đã thấy rằng tại một đợt El Nino, trong khi nền kinh tế các nước như Úc, Chi lê, Indonesia, Ấn độ, Nhật bản, New Zealand và Nam Phi tăng trưởng có chậm đi, thì tại một số nước khác (như Mỹ và nhiều nước ở châu Âu) tăng trưởng kinh tế lại tốt hơn nhiều!
Thị trường nội địa chịu ảnh hưởng lớn hơn. Hình như El Nino có ảnh hưởng lớn hơn tại thị trường lương thực-thực phẩm của từng quốc gia, địa phương hơn là cả thị trường thế giới – đây là một trong những đặc tính chung cho một số thị trường lương thực-thực phẩm tại nhiều nước đang phát triển. Mỗi khi có một nhiễu động thời tiết thì giá bắp chủ yếu tại quốc gia, địa phương sản xuất chịu ảnh hưởng mạnh và chóng vánh hơn tại các thị trường ở các nước phát triển (xem thêm Brown và Kshirsagar 2015). Ngược lại, giá bắp trên thị trường toàn cầu phản ứng dịu hơn, ảnh hưởng cũng không tức thì, chóng vánh như tại các nước sản xuất.