Với TPP, nếu chúng ta không chấp nhận một nguyên tắc cao hơn về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp dệt may sẽ chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn và cũng không đáng là bao so với các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm 98% thị phần về nguyên liệu.
Quản lý thị trường: Dọc không ra dọc, ngang không ra ngang!
- Cập nhật : 29/11/2015
(Thoi su)
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý thị trường chuẩn bị báo cáo ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2015.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, 6 nghìn cán bộ Quản lý thị trườnghiện nay nếu không thay đổi thì có tăng lên 60 nghìn người cũng không hiệu quả. Theo ông Lịch, hiện đang có vấn đề về phương thức tổ chức quản lý, không lo phòng bệnh mà chỉ chữa bệnh thôi. Do vậy cần phải xem hổng chỗ nào để bịt lại.
“Bây giờ chợ ở TPHCM bán cả axit, cái gì cũng bán thì trách nhiệm của Bộ Công Thương hay địa phương? Tôi không nghĩ rằng Bộ trưởng Bộ Công Thương đến tận chợ kiểm tra, nếu chưa làm rõ cơ chế trách nhiệm giữa Trung ương với địa phương thì làm sao quy trách nhiệm, xử lý công vụ được. Quản lý thị trường hiện nay dọc không ra dọc, ngang không ra ngang. Đơn vị này thuộc Sở Công Thương, lại tham mưu cho UBND, vậy trách nhiệm sẽ thế nào?”, ông Lịch cho hay.
ĐB Cao Sỹ Kiêm đề nghị phải phân tích rõ xem cách sử dụng 6 nghìn cán bộ Quản lý thị trường hiện nay có mặt được và hạn chế gì mà để cho tình hình hàng lậu, hàng giả trầm trọng như thế? Lo ngại về việc chuyển từ phân tán sang quản lý tập trung, ĐB Kiêm cũng đề nghị phân tích rõ mặt lợi và bất lợi ở điểm nào, việc khắc phục các yếu điểm ra sao?
Lưu ý đến việc áp dụng cách xử phạt rất nghiêm như các nước để không ai dám làm hàng giả, hàng nhái, ĐB Kiêm đề nghị phải phân công rõ trách nhiệm cụ thể từng đơn vị. “Khi sự việc xảy ra, tìm địa chỉ quy trách nhiệm rất khó. Pháp lệnh có thành công hay không là việc áp dụng chế tài xử phạt, cách thức phối hợp thế nào”, ông Kiêm nói.