Trong nỗ lực nhằm thiết lập chuẩn định giá riêng cho dầu thô nhập khẩu, Trung Quốc sẽ cho phép cả giới đầu tư trong và ngoài nước giao dịch các hợp đồng dầu kỳ hạn bằng nhân dân tệ từ năm nay.
Đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường
- Cập nhật : 16/09/2015
(Tin kinh te)
Ngày 14/9, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức hội thảo “Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam”.
Diễn giả tại hội thảo là các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu đến từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu có liên quan, các chuyên gia nghiên cứu độc lập trong và ngoài nước của Dự án EU-MUTRAP.
Tham gia hội thảo gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu có liên quan đến chiến lược và chính sách thương mại, các trường đại học…
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Nguyên Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2014, thương mại toàn cầu đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường đạt khoảng 4 nghìn tỷ USD và ước tính đạt 10 nghìn tỷ USD vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng rất cao.
Hiện Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong đầu tư sản xuất và thương mại đối với hàng hóa môi trường với xuất khẩu đạt 106 tỷ USD vào năm 2013 và tốc độ tăng trưởng luôn ổn định và trên 8%/năm, tiếp đến là EU và gần đây là Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD trong năm 2014, chiếm 0.5% thị trường toàn cảnh và đứng thứ 33 trong top 50 quốc gia trên thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam hiện nay rất yếu chưa tương xứng với thị trường và nhu cầu trong nước, thị trường của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài với hơn 80% dung lượng thị trường.
Tại Việt Nam, trong khi ngành dịch vụ môi trường như xử lý nước thải, rác thải đã góp phần xử lý được 30 - 35% nhu cầu về bảo vệ môi trường, thì sản xuất hàng hóa môi trường phục vụ cho các hoạt động này chưa phát triển, chỉ có 15 doanh nghiệp trên tổng số 1.016 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ môi trường năm 2014 với các mặt hàng như hệ thống lọc khí, bụi, lò đốt, chất thải nguy hại và thông thường…
Tại hội thảo nhiều đại biểu cho rằng, do chưa có khái niệm, định nghĩa một cách thống nhất cũng như danh mục chuẩn về hàng hóa và dịch vụ môi trường toàn cầu nên việc xây dựng danh mục hàng hóa và dịch vụ môi trường trong các tổ chức thương mại đa phương cũng như tại Việt Nam đang còn nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng tới quá trình đàm phán hiệp định giữa các nước.
Hiện Việt Nam đã tạo được cơ sở pháp lý ban đầu về hàng hóa dịch vụ môi trường, bước đầu hình thành đội ngũ các chủ thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau, mở rộng đầu tư của Nhà nước tạo đà phát triển cho hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam... Tuy nhiên việc thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường vẫn còn nhiều khó khăn.