tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Một số điểm cơ bản về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

  • Cập nhật : 16/11/2015

(Thuong mai)

Ngày 5/11/2015, toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được công bố sau một tháng kết thúc đàm phán. Trong vòng 90 ngày sau đó, các nước thành viên sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét, quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ Hiệp định.

 

Hiệp định TPP là thỏa thuận giữa 12 nước thành viên, bao gồm: Mỹ, Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam. Tuy nhiên, những quốc gia khác trong khu vực Thái Bình Dương có thể tham gia nếu có nguyện vọng và thấy cần thiết.

Hiệp định nhận được sự cổ vũ và hưởng ứng của nhiều tập đoàn trên thế giới như Citigroup, JPMorgan Chase, Wal-Mart, Newscorp, General Electrics và Halliburton. TPP cũng tạo cơ hội để tập hợp ý kiến và quyết định của người lao động, cơ quan quản lý môi trường, trang trại, người tiêu dùng và các nhóm tư pháp xã hội khác trên 4 châu lục.  

Hiệp định được hình thành theo hướng thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Hiệp định TPP sẽ nhằm hai mục đích cơ bản: Một là, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do di chuyển địa bàn hoạt động đến những địa điểm có lợi thế về nguồn nhân lực và khắc phục những yếu điểm còn tồn tại; Hai là, hạn chế sự can thiệp của chính phủ trong việc điều chỉnh lợi ích công.

Hiệp định là thỏa thuận thương mại lớn nhất được bàn thảo sau khi Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ được thông qua vào năm 1994 nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng vi phạm công nghệ Mỹ. Hiệp định này yêu cầu các nước tham gia phải có quy định cấm ăn cắp bí mật thương mại, nhất là ăn cắp thông qua mạng máy tính. 

Theo nhận định của Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ, Hiệp định TPP sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho người lao động, các chủ trang trại và doanh nghiệp Mỹ thông qua việc xóa bỏ trên 18.000 loại thuế mà các nước khác nhau áp đặt lên hàng xuất khẩu của Mỹ.

Với 30 chương, được thể hiện trên 2.000 trang tài liệu, Hiệp định TPP đưa ra những tiêu chuẩn chung về hàng loạt vấn đề, bao gồm quyền lợi của người lao động và quyền sở hữu trí tuệ, vốn phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ trong quá trình thảo luận.

Liên quan đến lĩnh vực tài chính, Hiệp định TPP có thể hỗ trợ các ngân hàng lớn thông qua nỗ lực giảm giá để tái điều chỉnh Phố Wall trước làn sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Hiệp định TPP có thể yêu cầu luật trong nước tuân thủ mô hình từ chối phá lệ thái quá hiện nay có thể châm ngòi cho khủng hoảng. TPP có thể không cho phép các nước cấm đoán những sản phẩm tài chính đặc biệt rủi ro như giao dịch phái sinh độc hại vốn đã khiến chính phủ Mỹ tổn thất 183 tỉ USD khi cứu vớt Tập đoàn Bảo hiểm Mỹ (AIG).

Hiệp định TPP có thể đe dọa việc sử dụng “tường lửa” - chính sách được sử dụng để chặn đứng nguy cơ lan truyền rủi ro giữa các loại hình định chế tài chính và sản phẩm khác nhau. Trong khi nhiều người Mỹ gọi là sự tái lập Đạo luật Glass-Steagall vốn đã đóng góp trong việc loại trừ khủng hoảng ngân hàng trong 4 thập kỷ qua bằng cách cấm các ngân hàng sử dụng tiền gửi vào những hoạt động đầu tư rủi ro, Hiệp định TPP có thể ngăn cản những cải cách kiểu này.

Hiệp định TPP có thể cấm kiểm soát vốn, một công cụ chính sách quan trọng để chống lại sự bất ổn các dòng vốn đầu cơ tiền tệ. Ngay cả Quỹ Tiền tệ quốc tế gần đây đã xác định việc kiểm soát vốn là hợp pháp nhằm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa khủng hoảng tài chính.

Hiệp định TPP có thể cấm đánh thuế lên hoạt động đầu cơ Phố Wall. Nghĩa là, xóa tan hy vọng thông qua những đề xuất như Luật Thuế Robin Hood - có thể áp đặt thuế rất nhỏ lên các giao dịch Phố Wall nhằm hạn chế bất ổn đầu cơ gia tăng khi tạo ra giá trị hàng tỷ USD thu nhập từ động cơ (nguyên nhân) xã hội, y tế hay môi trường.

Hiệp định TPP sẽ trao quyền cho các công ty tài chính phản đối trực tiếp tại tòa án nước ngoài đối với những chính sách không phù hợp của nhà nước, và đề nghị bồi thường cho người nộp thuế nếu chính sách thuế này được cho là gây thiệt hại đến lợi nhuận kỳ vọng của công ty.

(Theo Thời báo Ngân hàng)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục