Bài viết tổng hợp tiến trình giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua, khái quát các mức giảm thuế Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Mỹ siết cá tra: Nếu ảnh hưởng, Việt Nam có thể kiện
- Cập nhật : 05/12/2015
(Thuong mai)
Đại diện Vụ châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) cho hay, nếu quy định mới của Mỹ gây thiệt hại kinh doanh, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt sang Mỹ có thể khởi kiện.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra quy định mới đối với các nhà cung cấp cá tra vào thị trường này. Cụ thể, USDA yêu cầu giám định tại chỗ các trại nuôi và nhà máy chế biến cá tra.
Quy định dự kiến được áp dụng từ tháng 3/2016. Hoạt động giám định được thực hiện trong hơn 18 tháng, chia theo giai đoạn 3 tháng một lần cho tới khi USDA thông báo các sản phẩm cá tra xuất khẩu vào Mỹ đáp ứng được các tiêu chuẩn đồng nhất. Các cơ sở xuất khẩu từ nước ngoài sẽ có khoảng 90 ngày để chuẩn bị tài liệu để gửi về USDA trước khi xuất khẩu.
Theo thông tin trên Reuters, các nhà sản xuất Mỹ cũng cáo buộc Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã thất bại trong tạm ngừng nhập cá tra chứa kháng sinh, các hóa chất bị cấm.
Thông tin bất lợi nói trên đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá tra trong nước.
Ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết, tạm thời Hiệp hội mới chỉ tiếp nhận thông tin ban đầu nhưng tự thấy còn nhiều vấn đề mù mờ. Hiệp hội cần nhận được chỉ đạo, hướng dẫn sớm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm cập nhật tình hình và có động thái phù hợp.
Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho hay, đơn vị này đã có lịch làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 4/12. Hiện tại, mọi thông tin hiệp hội mới chỉ tiếp nhận qua các kênh truyền thông.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Vụ châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) cho biết, thực tế, việc USDA siết chặt tiêu chuẩn cá tra vào Mỹ không chỉ đích danh sản phẩm cá tra Việt Nam. Nhưng là nước xuất khẩu cá da trơn nhiều nhất vào Mỹ, Việt Nam không thể chủ quan trước vấn đề này.
Thực tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ muốn siết chặt tiêu chuẩn cá tra xuất khẩu từ nhiều nước để bảo vệ nhóm lợi ích trong nước. Nhưng cơ quan phụ trách trực tiếp sản phẩm cá tra vào hệ thống siêu thị lại là Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA).
Theo quy định mới này, trong khuôn khổ Luật Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu cá da trơn có thể bị cấm trong thời gian tới để các thanh tra nước ngoài chuyển những thủ tục thanh tra của FDA sang đáp ứng thủ tục của USDA.
Ngoài việc nâng cao chất lượng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của FDA để sản phẩm cá tra của Việt Nam vào Mỹ thành công, trong suốt 8 năm, Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương nước ta đã phối hợp đấu tranh chính trị nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam tại thị trường này.
“Điều quan trọng chúng ta đã đạt được sau 8 năm đấu tranh là cam kết từ phía Mỹ không tác động tới việc xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường này. Đây cũng là điều khoản bắt buộc khi cả Mỹ và Việt Nam cùng ký kết hiệp định thương mại tự do WTO và phía Mỹ không có bằng chứng chứng minh sản phẩm cá tra của Việt Nam có vấn đề về chất lượng hay tính an toàn”, đại diện Vụ châu Mỹ cho hay.
Ông bổ sung, trong trường hợp quy định mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam, phía Việt Nam hoàn toàn có thể khởi kiện. Bởi khi tham gia ký kết FTA như WTO hay mới nhất là TPP, các nước vừa phải cam kết thực hiện tự do thương mại nhưng cũng vừa có quyền được đảm bảo lợi ích xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước thành viên.
“Tuy nhiên, việc phía Mỹ tìm cách hạ bệ uy tín thương hiệu sản phẩmcá tra của Việt Nam, một mặt là vi phạm quy định và các tuyên bố chung đã được thống nhất giữa các bên, mặt khác, khẳng định ưu thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng so với các doanh nghiệp sản xuất cá tra Mỹ tại thị trường này”, đại diện này nhận định.