Một trong các hiểu nhầm về các FTA là FTA chỉ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên một cách gián tiếp, chứ còn bản thân việc hạ hoặc xóa bỏ thuế quan chỉ có tác dụng nâng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu của Việt Nam và không trực tiếp làm tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Hạn chế rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Cập nhật : 08/03/2016
(Tin Kinh Te)
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng Incoterms 2010, chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, chọn luật áp dụng, quy định rõ các trường hợp giảm trừ trách nhiệm...
Các rủi ro thường gặp
Hiện nay có nhiều rủi ro doanh nghiệp Việt Nam (bên bán) thường gặp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cụ thể, bên mua đã nhận được hàng nhưng không thanh toán; Bên mua không thanh toán do hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trên đường vận chuyển mà lỗi thuộc về người vận chuyển, hoặc do trường hợp bất khả kháng, hoặc do hàng hóa không thể thông quan bởi pháp luật của quốc gia bên mua thay đổi.
Trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, bên mua quy định một số loại chứng từ mà bên bán không có được hoặc không thể cung cấp;
Bên cạnh đó, bên bán gặp nhiều khó khăn trong việc khởi kiện bên mua khi xảy ra tranh chấp vì nhiều lý do như: Bên mua không phải là một thương nhân hoạt động hợp pháp; Bên mua là một thương nhân đang bị cấm hoặc bị hạn chế kinh doanh tại thời điểm hai bên giao kết hợp đồng; chi phí tố tụng quá cao; bản án hoặc quyết định của tòa án sẽ khó hoặc không thể thi hành…;
Bên bán phải chịu nhiều loại chi phí phát sinh do thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng như: phí vận chuyển, phí bốc dỡ hàng hóa, phí lưu bãi, phí thông quan,…;
Làm sao để hạn chế những rủi ro?
Sử dụng Incoterms 2010
Bên bán có thể sử dụng Incoterm 2010 để quy định rõ ràng các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển...thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của hợp đồng, khả năng chọn hãng tàu vận chuyển, loại hàng hóa,… bên bán chọn điều khoản Incoterms 2010 sao cho phù hợp.
Chẳng hạn khi giao kết hợp đồng với một bên mua mà bên bán chưa có nhiều thông tin về bên mua này, bên bán có thể chọn giá EXW, FCA, FAS hoặc FOB trong Incotems 2010, với đặc trưng giá bán không cao nhưng rủi ro sẽ được chuyển phần lớn cho bên mua;
Bên bán có thể yêu cầu bên mua sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) đi kèm với việc sử dụng Incoterm 2010. Đồng thời, bên bán cần kiểm tra những loại chứng từ mà bên mua yêu cầu trong thư L/C xem bên bán có thể cung cấp những chứng từ đó không. Qua đó, bên bán cố gắng loại bỏ những chứng từ không thể hoặc quá khó để cung cấp, thay thế bằng những chứng từ khác.
Chọn cơ quan giải quyết tranh chấp
Bên bán nên chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua các tổ chức trọng tài quốc tế được phép hoạt động tại Việt Nam vì:
- Đã có hơn 152 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước New York về trọng tài thương mại, điều này đảm bảo khả năng thi hành của quyết định trọng tài tại quốc gia của bên mua.
- Các trọng tài viên ở những tổ chức trọng tài quốc tế có kinh nghiệm giải quyết được các vụ tranh chấp quốc tế.
- Tham gia tố tụng tại tổ chức trọng tài tại Việt Nam giúp bên bán chủ động và hạn chế được nhiều loại chi phí phát sinh.
Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phải bao gồm các nội dung cơ bản: (i) tranh chấp hợp động được giải quyết bằng trọng tài; (ii) tên tổ chức trọng tài và tên trọng tài viên thuộc tổ chức trọng tài đó mà bên bán lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
Quy định rõ các trường hợp miễn trừ trách nhiệm
Bên bán cần định nghĩa rõ ràng về các trường bất khả kháng và trách nhiệm thanh toán của bên mua khi xảy ra trường hợp bất khả kháng.
Bên bán cần cố gắng đạt đến thỏa thuận sao cho trách nhiệm thanh toán của bên mua từ một nửa giá trị hợp đồng trở lên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, bên bán có thể đề nghị bên mua có bảo hiểm cho hàng hóa và người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm này phải sẽ là bên bán;
Các thoả thuận khác
Bên bán cần cố gắng đạt đến thỏa thuận sao cho trách nhiệm thực hiện thủ tục nhập khẩu thuộc về bên mua.
Đồng thời, bên mua cũng có trách nhiệm phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển đến bên mua, hoặc đã đến cảng của bên mua nhưng do pháp luật của quốc gia bên mua thay đổi khiến hàng hóa không thể nhập khẩu được.
Công ty Luật PLF
Theo Tạp Chí Tài Chính