Ngày 16/5/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1484/QĐ-TCHQ về tiêu chí lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng chuyên gia theo lĩnh vực về Trị giá Hải quan; chuyên gia về phân loại hàng hóa.

Các ý kiến vướng mắc về chính sách thuế đối với hàng hóa bán vào nội địa của doanh nghiệp chế xuất đã được Tổng cục Hải quan giải đáp, hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 66/TCHQ-TXNK gửi hải quan địa phương.
Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định, khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế quy định: Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của DN và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.
Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Khoản 2 Điều 22, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định, trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.
Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Với các căn cứ nêu trên, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, trường hợp DNCX đáp ứng điều kiện của khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm (thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu), sau đó DNCX bán sản phẩm cho DN nội địa thì DNCX và DN nội địa thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, DN nội địa phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm mua của DNCX theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp DNCX không đáp ứng điều kiện của khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu (đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu) được miễn thuế nhập khẩu. Sau đó, DNCX không xuất khẩu sản phẩm mà bán sản phẩm cho DN trong nước thì được xác định là thay đổi mục đích đã được miễn thuế, DNCX phải nộp thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo Tapchitaichinh.vn
Ngày 16/5/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1484/QĐ-TCHQ về tiêu chí lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng chuyên gia theo lĩnh vực về Trị giá Hải quan; chuyên gia về phân loại hàng hóa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Từ ngày 15/6/2018, 4 trường hợp hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018 của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngày 03/04/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn kiểm tra C/O mẫu D điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, được cấp kể từ ngày 1/1/2018.
Công ty bà Nguyễn Thị Ánh (TP. Hồ Chí Minh) là công ty đa quốc gia, có trụ sở tại Singapore. Công ty có văn phòng đại diện ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Nay, công ty muốn nhập khẩu và bán trực tiếp phụ gia thực phẩm từ Ấn Độ (màu, hương liệu, guar gum) cho công ty thực phẩm tại Việt Nam thì phải chịu thuế như thế nào? Cần thủ tục và giấy tờ gì?
Việc cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế khi doanh nghiệp không chứng minh được nghi vấn về trị giá trong quá trình tham vấn là phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, không nhất thiết phải thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu quan tâm và có nhiều vướng mắc cần giải đáp gửi đến Tổng cục Hải quan. Ngày 15/12/2017, Cục Thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 5210/TXNK-CST hướng dẫn cụ thể về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng nộp thừa khâu nhập khẩu.
Ngày 14/12/2017, tại Công văn 8155/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan TP. Hải Phòng, Tổng cục Hải quan cho biết, một trong các chứng từ của hồ sơ xét giảm thuế đối với trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu bị hỏa hoạn là Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa nhập khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự