Lực lượng an ninh tham gia bảo vệ Giáo hoàng Francis trong những ngày ông lưu lại Mỹ là chưa từng có tiền lệ. Trong đó có các đội ứng phó chiến thuật, bắn tỉa phối hợp với hơn 20 cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát đám đông.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 16-11-2015
- Cập nhật : 16/11/2015
Paris bị khủng bố, Tổng thống Mỹ Obama hứng chỉ trích
Các ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa đã quy trách nhiệm cho Tống thống Obama và cựu ngoại trưởng Clinton về thất bại trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố, theo AP.
Cuộc khủng bố tại Paris vào tối 13.11 qua khiến cả thế giới chấn động. Và trong diễn biến khác, nó trở thành một tiêu điểm của cuộc... bầu cử tổng thống Mỹ.
Bà Carly Fiorina, cựu tổng giám đốc tập đoàn HP, chỉ trích chính quyền Obama về chuyện “giết người, tình trạng lộn xộn, sự nguy hiểm, những bi kịch mà chúng ta thấy đang diễn ra ở Paris, ở Trung Đông, trên toàn thế giới và những diễn biến thường xuyên ở đất nước của chúng ta”, AP ngày 14.11 cho biết.
Tổng thống Obama, người gọi cuộc tấn công tại Paris là “tội ác chống lại nhân loại”, bị cho là người gián tiếp “tạo ra” tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sau những chính sách của ông ở Trung Đông. Đồng thời, bà Hillary Clinton vốn là Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009 - 2013, cũng bị quy trách nhiệm.
“Tôi bực mình với chuyện Barack Obama và Hillary Clinton tuyên bố chiến thắng ở Iraq năm 2011, từ bỏ hết những lợi ích khó khăn để giành lấy của chúng ta, dùng thủ đoạn chính trị và gạt bỏ mọi lời khuyên, từ đó để lại những lãnh thổ rộng lớn và quá nhiều vũ khí cho IS tha hồ sử dụng”, bà Florina nói trong Hội nghị thượng đỉnh Sunshire, một buổi họp của phe Cộng hòa ở bang Florida.
Trong khi đó tỉ phú Donald Trump, một ứng viên tranh cử khác của đảng Cộng hòa, cảnh báo cuộc tấn công tại Paris là tín hiệu không hay cho luật sử dụng súng hiện hành tại Mỹ.
Phát biểu tại Texas, ông Trump cho rằng việc bang này nới lỏng luật sử dụng súng sẽ dẫn tới chuyện người dân dễ mang súng công khai ở các nơi công cộng. Tỉ phú nổi tiếng cực đoan về vấn đề nhập cư này cũng nói rằng việc Mỹ chấp nhận người tị nạn Syria là chuyện “điên rồ”.
Lâu nay phe Cộng hòa luôn chỉ trích đảng Dân chủ về chính sách quốc phòng. Phía Cộng hòa giữ lập trường nên tăng cường quốc phòng, mạnh tay hơn nữa với chính sách Trung Đông nói chung và các cuộc chống khủng bố nói riêng.
Hàn Quốc: Cảnh sát dùng xe phủ dầu ăn chặn người biểu tình
Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ ít nhất 51 người và đang truy tìm thêm một số người khác có liên quan sau cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong 7 năm qua ở nước này.
Hàng chục ngàn người hôm 14-11 tuần hành về phía dinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ở thủ đô Seoul, kêu gọi bà từ chức vì những cải cách lao động và thay đổi sách giáo khoa.
Cảnh sát dùng đến cả vòi rồng và hơi cay để đẩy lùi đám đông, ước tính vào khoảng 70.000-130.000 người, nhưng họ vẫn tiến lên bất chấp đối mặt thêm rào cản là 700 chiếc xe buýt của cảnh sát.
Những chiếc xe này được phủ dầu ăn để người biểu tình không thể trèo qua chúng. Thế nhưng, một số người lấy dây thừng, cố gắng di chuyển các chiếc xe nhưng bất thành. Nhiều người biểu tình đeo mặt nạ, đem theo biểu ngữ và hô vang yêu cầu Tổng thống Park từ nhiệm. Vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 1 người biểu tình bị thương nặng.
Nhiều sinh viên biểu tình nói rằng cuốn sách giáo khoa mới do bà Park thông qua đã “tô trắng” lịch sử của cha bà, Tổng thống Park Chung-hee, người lãnh đạo nước này trong một chế độ bị tố độc tài trong 18 năm cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1979 sau khi lên nắm quyền do đảo chính quân sự.
Trong khi đó, các công nhân chỉ trích cải cách lao động sẽ khiến các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc càng được hưởng lợi thêm. Một số người cho rằng thay đổi về chính sách lao động khiến những người sử dụng lao động dễ dàng sa thải nhân viên.
Thế nhưng, theo chính phủ của bà Park, những thay đổi hoàn toàn cần thiết để giúp các công ty cạnh tranh và tạo ra nhiều việc làm hơn.
Hiện thực khắc nghiệt chờ bà Suu Kyi
Với việc giành được ít nhất 378/664 ghế quốc hội, chiến thắng vang dội của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar hôm 8-11 là điều không còn bàn cãi.
Tuy nhiên, một khi sự phấn khích xung quanh kết quả lịch sử nói trên giảm bớt, NLD sẽ phải đối mặt hiện thực khắc nghiệt trên con đường mang lại thêm dân chủ cho đất nước Myanmar sau thời gian dài được đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự.
Nhiệm vụ gian nan đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi sẽ là bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra trơn tru, trong đó chú trọng xoa dịu nỗi lo của một quân đội vẫn còn nắm nhiều quyền lực theo quy định của hiến pháp. Dù vậy, việc nữ chính khách 70 tuổi nói trên tuyên bố sẽ nắm giữ vị trí cao hơn tổng thống trước thềm bầu cử, cùng với ý định chỉnh sửa hiến pháp của NLD, có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ 2 bên.
“Quân đội soạn thảo hiến pháp để bảo vệ những lằn ranh đỏ của mình. Ý tưởng của họ luôn là cho phép sự tự do chính trị tương đối bên trong một không gian hạn chế…Chúng ta sẽ biết được liệu các nhà lãnh đạo chính trị trong những tháng tới có dám bắt đầu thử thách những giới hạn này, chẳng hạn như thông qua vấn đề chỉnh sửa hiến pháp, hay không” - sử gia Thant Myint U giải thích với báo The Straits Times.
Mọi ánh mắt đang đổ dồn về cuộc gặp dự kiến diễn ra vào tuần tới giữa bà Suu Kyi, Tổng thống Thein Sein, tướng Min Aung Hlaing (Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang), và Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann. Ông Nyan Win, người phát ngôn NLD, cho biết cuộc gặp này sẽ đóng vai trò rất quan trọng bởi quân đội không có kinh nghiệm chuyển giao quyền lực cho những đảng khác, nhất là đảng đối lập.
Một khi lên nắm quyền, đảng phái còn non kinh nghiệm và chưa được thử thách của bà Suu Kyi sẽ phải đáp ứng được những kỳ vọng to lớn xuất hiện từ chiến dịch vận động tranh cử. Cải thiện kinh tế chắc chắn là mong muốn hàng đầu của cử tri khi bỏ phiếu cho NLD. “Cuộc sống của hầu hết người nghèo không hề cải thiện trong 5 năm qua. Vì thế, họ không muốn chính phủ hiện nay tiếp tục nắm quyền và cần sự thay đổi tức thì. Đó là thông điệp lớn của cuộc bầu cử” – một nhà bình luận chính trị tên U Yan Myo Thein nói với báo The New York Times.
Về vấn đề này, ông Sean Turnell, giáo sư kinh tế tại Trường ĐH Macquarie (Úc) và là cố vấn cho nhóm kinh tế của NLD, nhận định đảng này có một cương lĩnh chính sách kinh tế tiến bộ và phù hợp với tư duy hiện đại, như dành nhiều hỗ trợ hơn cho nông nghiệp, quyền sở hữu đất đai, y tế, giáo dục…
Một ưu tiên, cũng là thách thức lớn, khác của NLD chính là tiếp tục tiến trình hòa bình với các nhóm sắc tộc vũ trang, trong đó tập trung vào đối thoại chính trị. Sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo của Myanmar khiến nhiệm vụ này không dễ dàng chút nào.
Cũng thừa hưởng từ chính phủ hiện tại là vấn đề người Rohingya Hồi giáođang gây tranh cãi và chia rẽ trong lòng đất nước. Nếu lên tiếng ủng hộ cộng đồng người không được chào đón này, NLD có nguy cơ gánh hậu quả chính trị trong nước. Tuy nhiên, việc giữ thái độ thờ ơ đối với số phận họ có thể khiến bà Suu Kyi đối mặt sức ép của cộng đồng quốc tế.
Về chính sách đối ngoại, chiến thắng của NLD cũng phần nào cho thấy cử tri tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ với phương Tây – một sự thay đổi về đường lối ngoại giao do chính phủ bán dân sự của ông Thein Sein khởi xướng và dự kiến tiếp tục được đẩy mạnh dưới thời NLD. Dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng Myanmar vẫn cần nước láng giềngTrung Quốc giúp đỡ trong việc đầu tư, phát triển kinh tế và giải quyết xung đột sắc tộc tại các vùng miền Bắc.
Quá trình chuyển giao chính trị ở Myanmar, nếu có, sẽ chỉ thực sự diễn ra vào năm tới. Từ giờ đến đó, những nhân vật nào nắm quyền lực quá lâu sẽ phải học cách chấp nhận và thích ứng với hiện thực chính trị mới. Còn NLD cũng phải cân nhắc xem họ sẽ cần phải làm gì để mang lại lợi ích cho mọi người dân, chứ không chỉ những người ủng hộ mình
Lãnh đạo Nhật, Úc tuyên bố sát cánh với Pháp chống khủng bố
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói loạt tấn công khủng bố ở Paris là sự thách thức đối với những giá trị mà Nhật và Úc cùng chia sẻ - Ảnh: AFP
Malaysia cảnh báo nguy cơ IS lập chi nhánh ở Đông Nam Á