tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Kinh tế toàn cầu đang hồi phục nhưng vẫn còn một vấn đề đáng lo

  • Cập nhật : 14/06/2017

Đây là giai đoạn phát triển đồng bộ tốt nhất thế giới giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi trong thập kỷ này, thời điểm có thể làm giảm sự biến động của thị trường toàn cầu. Tuy vậy, vẫn còn một “đám mây đen” đang kéo tới đằng sau khung cảnh tươi đẹp này.

Đó chính là sự mất cân bằng sâu sắc trong việc thiếu các tài sản an toàn mới trong khi sản lượng của thế giới gia tăng, vấn đề được xác định bởi chiến lược gia và nhà quản lý quỹ đầu tư SLJ Macro Stephen Jen.

Trung Quốc và các quốc gia khác đang tích lũy tài sản, tuy nhiên họ lại thất bại trong việc tạo ra một thị trường cao cấp ở trong nước với những đặc điểm có thể giúp họ tránh được những rủi ro. Theo ông Jen nhận định điều này khiến Trung Quốc phải phụ thuộc rất lớn vào trái phiếu Kho bạc Mỹ đồng thời kéo dài thời kỳ bong bóng trái phiếu, đẩy các nhà đầu tư vào các tài sản rủi ro.

Đây là một phiên bản “méo mó” của hiện tượng "dư thừa tiết kiệm" mà thống đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED khi đó là Ben S. Bernanke đưa ra vào năm 2005 để giải thích tại sao chi phí vay của Mỹ bị giữ ở mức thấp ngay cả khi nước này tăng lãi suất.

stephen jen - nha quan ly quy dau tu slj macro (london)

Stephen Jen - nhà quản lý quỹ đầu tư SLJ Macro (London)

Hiện nay, sự mất cân bằng tài khoản vãng lai giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm trong khi các nền kinh tế lớn nhất châu Á đang gánh nhiều nợ hơn, xóa bỏ ý kiến rằng có quá nhiều tiền tiết kiệm. Thay vào đó, vấn đề là các thị trường mới nổi vẫn chưa có khả năng phát triển những tài sản để nhà đầu tư sẵn sàng giữ như đồ có giá trị và tài sản thế chấp khi gặp khó khăn.

Chính sự phát triển liên tục của các thị trường mới nổi trong khi hệ thống tài chính của những nước này tụt lại phía sau tạo ra "tình huống mà các tài sản an toàn như trái phiếu Kho bạc Mỹ, trái phiếu Đức hay Anh ngày càng trở nên hiếm hoi và thiếu hụt", Jen và đồng nghiệp Nicolo Bandera viết trong một ghi chú tuần trước. Việc FED và các ngân hàng trung ương khác tự mua trái phiếu chính phủ nước mình khiến nguồn cung các loại tài sản này càng hạn chế, 2 nhà phân tích chỉ ra.

FED được dự báo sẽ tăng chi phí vay lần thứ 2 của năm 2017 trong tuần này đồng thời thu nhỏ bảng cân đối kế toán 4,5 nghìn tỷ USD. Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đưa ra cơ hội tốt nhất để phát triển một giải pháp thay thế cho thị trường trái phiếu Mỹ, mặc dù việc kiểm soát vốn khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải thận trọng trong việc tận dụng những cơ hội mới để đầu tư vào trái phiếu chính phủ nước này.

gdp cua nhung nen kinh te phat trien dang tut giam

GDP của những nền kinh tế phát triển đang tụt giảm

“Sở thích” trừng phạt những nước làm mình phật lòng, chẳng hạn như việc bắt nạt Hàn Quốc vì nước này cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, cũng là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư trong nước và nước ngoài do dự khi mua tài sản Trung Quốc.

“Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc nên phát triển một thị trường trái phiếu chính phủ lưu động và mở hơn”, Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng tại Natixis SA (Hồng Kông) cho biết. Bà Herrero khẳng định không loại tiền tệ nào có thể trở thành đồng tiền quốc tế nếu thiếu một thị trường trái phiếu chính phủ có quy mô lớn và lưu động có thể hoạt động như một tài sản đảm bảo phi rủi ro và như mức chuẩn cho các công cụ khác.

“Trung Quốc có vẻ đã hiểu ra bài học nhưng vẫn còn quá nhiều nỗ lực được đưa vào phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giống như việc xây nhà từ mái”, nhà kinh tế trưởng Natixis nhận xét.

nha dau tu nuoc ngoai chi nam giu 3,7% trai phieu trung quoc

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ 3,7% trái phiếu Trung Quốc

“Những vụ mua bán trái phiếu chính phủ trong quá khứ hóa ra lại chẳng an toàn trong cuộc khủng hoảng toàn cầu. Chính vì thế, nhà đầu tư đã lao vào những tài sản rủi ro thấp trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại”, Cui Li, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu vĩ mô tại CCB International Holdings Ltd (Hồng Kông), cho biết.

Bà Li tin rằng việc Trung Quốc mở cửa sẽ giúp tạo ra sự ổn định tài chính trong một thế giới mà trái phiếu kho bạc Mỹ đang thống trị. Khi các thị trường Trung Quốc tham gia vào các chỉ số toàn cầu, tài sản của nước này sẽ ngày càng được chấp nhận rộng rãi, theo lời của Luke Spajic, người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư cho các nước châu Á mới nổi thuộc công ty Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương ở Singapore.

Hôm thứ 3 (13/6), trong một dấu hiệu hỗ trợ cho các nỗ lực của Trung Quốc, ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo chuyển một phần nhỏ dự trữ đồng USD của mình sang đồng Nhân Dân Tệ. Spajic cho rằng nợ doanh nghiệp và chính phủ của Trung Quốc là một số thị trường nợ lớn nhất trên thế giới nhưng vẫn còn trong thời kỳ “trứng nước”. "Có thể mất nhiều năm để đạt được các tiêu chuẩn của thị trường phát triển, vì vậy các nhà đầu tư phải thích ứng với địa hình", ông nói.

Trong khi đó, Jen và Bandera lo lắng về cấu hình bất thường của giá và phản ứng của tài sản đối với tin tức và cú sốc. "Các chính sách tiền tệ hung hăng đã đẩy thế giới vào một ngõ cụt. Chúng tôi sợ rằng lối ra có thể sẽ không dễ dàng".


Trang Hồ/ Theo Bloomberg/NDH.VN

Trở về

Bài cùng chuyên mục