Đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc đang trở thành một đối tác kinh tế ngày càng quan trọng.
2018 sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ?
- Cập nhật : 02/01/2018
"Năm nay có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng địa chính trị ở quy mô tương đương cuộc khủng hoảng tài chính một thập niên trước", Eurasia Group cảnh báo.
Miêu tả những thách thức chính trị toàn cầu là "ngày càng đáng quan ngại", Euroasia, hãng tư vấn rủi ro chính trị ở New York nhận định. "Nếu chúng ta phải chọn một năm cho một cuộc khủng hoảng bất ngờ lớn thì dường như 2018 có thể là một năm như thế", báo cáo của hãng này nhấn mạnh. Sự bất ổn lớn nhất liên quan đến những động thái của Trung Quốc nhằm lấp đầy khoảng trống về một nhà lãnh đạo toàn cầu do ảnh hưởng của Mỹ tiếp tục suy giảm, gây căng thẳng giữa hai cường quốc và điều đó dường như cũng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế.
Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia, nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình với Bloomberg rằng: "Chúng ta chứng kiến thị trường thế giới ngày càng phân mảnh hơn bởi vì các chính phủ đang ngày càng có xu hướng can thiệp mạnh mẽ hơn”.
Một phần bởi vì Trung Quốc đang áp dụng một mô hình đầu tư hoàn toàn khác biệt và họ đang ngày càng được xem như là một trong những động lực quan trong nhất cho các nền kinh tế khác trên toàn thế giới, những người sẽ nghiêng về phía họ hơn là Mỹ.
Dưới đây là một số lo ngại lớn nhất của Eurasia vào năm 2018:
Trung Quốc
Việc Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng bước củng cố thành công quyền lực của mình đã giúp ông lấp đầy khoảng trống mà Tổng thống Mỹ Donald Trump để lại khi ông chối bỏ chủ nghĩa đa phương mà nước Mỹ từng là nước lãnh đạo. Trung Quốc đang thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế với ít sự phản đối bao giờ hết.
"Với hầu hết các nước phương Tây, Trung Quốc không phải là một sự thay thế hấp dẫn," Eurasia nói. "Nhưng đối với tất cả các nước khác, đó là một sự thay thế hợp lý. Và khi mà ông Tập sẵn sàng và sẵn lòng trở thành một sự thay thế và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, đó là rủi ro lớn nhất thế giới trong năm nay ".
Tính toán sai lầm
Thế giới có quá nhiều khu vực mà nếu xảy ra một bước đi hay phán quyết sai lầm sẽ gây ra các xung đột quốc tế nghiêm trong. Các vụ tấn công mạng, Triều Tiên, Syria, Nga và khủng bố là một trong số những nguồn rủi ro có thể gây ra một sai lầm dẫn đến các cuộc đối đầu.
Eurasia cho biết: "Chúng ta hiện không trên bờ vực của một Thế chiến thứ III. Nhưng nếu không có một nhà bảo đảm an ninh toàn cầu, và với sự nổi lên của các tổ chức hay nhà nước có thể gây ra những bất ổn, thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn”.
Chiến tranh Lạnh về công nghệ
Khi mà các tiến bộ công nghệ đang định hình lại trật tự kinh tế và chính trị nhanh chóng, quá trình này sẽ rất phức tạp. Nguồn rủi ro có thể đến từ việc tranh giành thế thống trị của thị trường, sự phân mảnh và cuộc chạy đua cho các công nghệ mới.
"Khi những chiếc ô tô, nhà cửa, nhà máy, và cơ sở hạ tầng bắt đầu sản sinh ra hàng núi dữ liệu và khi sự kết nối của chúng ta chuyển sang công nghệ tăng cường thực tế ảo (Augmented reality), một thế hệ loài người mới sẽ trở nên bàng quang và ít kết nối với nhau hơn, với những hàm ý quan trọng về xã hội là địa chính trị. Nhưng cho đến khi tiến đến giai đoạn đó, thì hiện chúng ta đang trong một cuộc chiến lớn để giành vị thế siêu cường kinh tế".
Iran
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran trong năm 2018 sẽ là một nguồn rủi ro lớn về địa chính trị và thị trường. Nếu Iran không thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với các nước phương Tây, Trung Đông có thể bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng thực sự.
"Trump lúc nào cũng chỉ trích Iran," Eurasia nói. "Bất kể đúng hay sai, ông ta coi đất nước này là nguồn gốc của nhiều điều xấu xa trên thế giới."
Chủ nghĩa bảo hộ
Chủ nghĩa bảo hộ cổ xúy cho sự thâm nhập của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa tư bản nhà nước và khiến căng thẳng địa chính trị tăng lên. Các chính phủ cũng can thiệp vào nền kinh tế kỹ thuật số và các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều sự sáng tạo để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các công nghệ liên quan.
Eurasia nói rằng: "Làn sóng phản đối các chính đảng lớn ở các nước phát triển đã buộc các nhà hoạch định chính sách phải chuyển sang một cách tiếp cận trọng thương hơn trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu với luận điệu là họ đấu tranh giành lại việc làm bị mất đi [vì tự do thương mại]. Các bức tường ngăn cách đang ngày một cao lên".
Mạnh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn