Bất chấp những cảnh báo về các đòn tấn công phủ đầu của Mỹ và sự cấm vận khắc nghiệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là cấm vận dầu mỏ, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn đang diễn ra khá bình thường. Phóng sự của phóng viên Bưu điện Hoa Nam buổi sáng Liu Zen cho thấy nhiều điều thú vị.
Thất bại của 'thành phố ma' lớn nhất thế giới
- Cập nhật : 10/05/2017
Ordos từng được kỳ vọng là một thành phố tương lai của Trung Quốc, nhưng kế hoạch đó đã không thành công.
Nằm tại một tỉnh xa xôi ở Nội Mông, Ordos chiếm một phần sáu dự trữ than đá của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000, các công ty khai mỏ tư nhân đã được cấp phép khai thác nguồn tài nguyên này. Làn sóng doanh nghiệp đổ đến đây tạo ra rất nhiều nguồn thu thuế.
“Chính quyền địa phương đã quyết định gây dựng thành phố này từ con số 0”, nhiếp ảnh gia - Raphael Oliver cho biết. Năm 2005, họ bắt đầu đổ hàng trăm triệu USD vào bất động sản và cơ sở hạ tầng khác. Họ muốn biến đây thành một “thành phố tương lai”, tạo ra một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị mới.
Tuy nhiên, đến năm 2010, dư thừa nhà ở đã khiến bong bóng đầu tư tại đây vỡ vụn. Thuế bất động sản cao khiến người dân không muốn chuyển tới Ordos sinh sống.
“Cuối cùng, chỉ có các quan chức chính phủ và công nhân xây dựng ngoại tỉnh là tới đây, khiến phần lớn thành phố chìm trong cảnh hoang vắng”, Olivier cho biết. Nơi này hiện được gọi là thành phố ma lớn nhất thế giới.
Thành phố này mới được lấp đầy khoảng một phần ba. Dù vậy, khoảng 80% - 90% căn hộ không người ở tại đây đã có chủ. Họ chỉ mua để đầu tư dài hạn, chứ không ở đây, Forbes cho biết năm 2016.
Vì vậy, đến nay, Ordos vẫn chỉ mang cái vỏ của một thành phố tương lai. Khách du lịch và cánh nhà báo thì vẫn đổ đến đây để ghi lại những hình ảnh về kiến trúc độc đáo và kỳ quái.
Đây là Bảo tàng Ordos Art & City, được mô tả “như vừa hạ cánh xuống Trái Đất”.
Sân vận động Ordos Dongsheng với sức chứa 35.000 người - dù chưa bao giờ được lấp kín chỗ.
Còn căn biệt thự bỏ hoang này nằm trong dự án Ordos 100 - sáng kiến mời 100 kiến trúc sư thiết kế một ngôi làng gồm toàn những căn 1.000 m2.
Áp lực xây nhanh với giá rẻ khiến nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng. Rất nhiều tòa nhà còn chưa hoàn thiện.
Vài năm qua, chính quyền địa phương đã cố thu hút cư dân đến đây. Các nông dân còn được hứa hẹn “những khoản hỗ trợ hào phóng và căn hộ miễn phí”.
Các văn phòng của cơ quan nhà nước đã được chuyển về đây, nhằm khuyến khích quan chức chuyển nhà đến gần nơi làm việc. Các trường cấp ba danh tiếng cũng được dời tới Ordos. Các tòa chung cư được cải tạo thành ký túc xá.
Nhờ những nỗ lực này, Ordos hiện đã có 100.000 cư dân. Dù vậy, thành phố này nhìn vẫn rất trống vắng.
Olivier cho rằng thành phố này thất bại vì chính quyền đã quá lạc quan. Đây cũng là ví dụ điển hình cho vấn đề của Trung Quốc - các thành phố mọc lên như nấm để phục vụ người dân, nhưng người dân lại không sẵn sàng tới ở. “Đây thực sự là một căn bệnh ung thư với sự phát triển của đất nước này, và là mối đe dọa nghiêm trọng với kinh tế Trung Quốc”, ông kết luận.
Hà Thu (theo BI, Vnexpress)