Ba mũi tên mới của Abenomics 2.0 là sự khác biệt lớn trong chính sách kinh tế của Nhật Bản so với trước đây. Tuy nhiên, theo giới quan sát thì chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn được ông Abe tiếp tục thực hiện và với mức độ mạnh mẽ hơn.
Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc
- Cập nhật : 02/01/2016
(Kinh te)
Deutsche Bank không phải là ngân hàng phương Tây đầu tiên rút khỏi lĩnh vực ngân hàng ở Trung Quốc nơi các nhà cầm quyền hạn chế quyền sở hữu nước ngoài ở mức 20%, và việc này mang lại nhiều điều phức tạp.
“Bây giờ là lúc chúng tôi cần bán khoản đầu tư này”, đồng giám đốc điều hành của Deutsche Bank, John Cryan đã tuyên bố như vậy vào thứ Hai vừa rồi sau khi xác nhận bán toàn bộ 19,99% cổ phần ở Hua Xia Bank cho công ty bảo hiểm của Trung Quốc là PICC Property and Casualty. Động thái này được Cryan mô tả là một bước đi chiến lược nhằm tăng tỉ suất vốn để cân đối bản kết toán.
Goldman Sachs đã bán cổ phần của mình ở Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc vào năm 2013. Merrill Lynch thuộc Bank of America cũng thoái vốn ở Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc sau một loạt các vụ thương thảo. BBVA, ngân hàng lớn thứ 2 ở Tây Ban Nha, đã cắt giảm lượng cổ phần của mình ở China Citic Bank từ 15% năm 2013 xuống còn 4.7% vào năm nay, và phần này cũng được dành để bán nếu tìm được đối tác. Các ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch bán cổ phần của mình ở các ngân hàng Trung Quốc, chẳng hạn như Standard Chartered với cổ phần trong Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Cũng như Deutsche Bank, họ bán cổ phần của mình để làm tăng tỉ suất vốn và cân đối tài sản.
Vào cuối tháng 10, với truyền thống của các CEO mới là phải công bố những chuyện không hay và Cryan, người mới được bổ nhiệm vào tháng 6, đã công bố khoản lỗ lớn (6 tỷ euro trong quý 3), gồm 1 tỷ euro chi trả cho các vụ kiện tụng (giờ đây là 4,8 tỷ euro), chi trả cổ tức, và cho nghỉ việc 20.000 nhân viên và các nhà thầu. Ngân hàng này cũng rút khỏ 10 nước hầu hết ở Mỹ Latinh và châu Âu. Ngoài ra họ còn đóng cửa Deutsche Postbank, một ngân hàng bán lẻ với khoảng 20.000 nhân viên.
Khoản lỗ này cũng bao gồm khoản cổ phần đã bút toán trị giá 649 triệu euro trong Hua Xia Bank, do suy thoái kinh tế và sự hỗn loạn ở thị trường Trung Quốc, và có lẽ bởi họ đã phát hiện ra điều gì đó ở Hua Xia Bank.
Trung Quốc đã trở thành một thỏi nam châm chứa đầy các khoản vay không hiệu quả đáng ra phải được coi là các khoản lỗ từ lâu. Không một ai biết được con số thực sự. Chúng rõ ràng là một bí mật quốc gia. Vì thế khi sự dối trá này được phơi bài các nhà băng sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Vì thế Deutsche Bank, có vẻ biết được chút ít về việc các ngân hàng che giấu những điều thị phi dưới các bản báo cáo tài chính ra sao, đã quyết định rút chân ra khi còn có thể. Và đó là thời điểm thích hợp để bán, mặc dù thời điểm tốt nhất là trước khi thị trường sụp đổ vào mùa hè năm nay, nhưng cũng là một thời điểm tốt.
Theo thống kê của New York Times, Deutsche Bank đầu tư tổng số 1,3 tỷ euro từ 2006 đến 2011. Giá bán cuối cùng sẽ phụ thuộc vào giao dịch cổ phiếu của Hua Xia. Nhưng ở trung điểm của giao động được công bố, tức 3,46 tỷ euro, cộng với 400 triệu euro từ cổ tức trước đó, Deutsche Bank sẽ có tổng doanh thu gần gấp 3 khoản vốn bỏ ra.
Khi CEO của các ngân hàng lớn trên toàn cầu, một nhóm những người có bộ óc hết sức sắc sảo, đều nghĩ rằng đã “đến lúc” phải rút khỏi Trung Quốc, nghĩa là còn có nhiều điều phía sau những gì mà người ta thấy là tính thời điểm. Đây là những khoản đầu tư chiến lược dài hạn đặt vào nền kinh tế thần kỳ của thế giới, và các CEO này biết được một điều gì đó. Họ đã nhìn thấy được vài điều phía sau cánh gà. Có thể họ không có dữ liệu chính xác về độ lớn của các khoản vay không hiệu quả ở Trung Quốc, nhưng họ cũng phần nào cảm nhận được. Và điều đó thúc đẩy họ rời bỏ Trung Quốc khi còn có thể.