Mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng khu vực châu Ấu vẫn là “thủ phủ” có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới trong năm 2015. Đan Mạch tiếp tục đứng đầu danh sách các nước tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
Nga đủ tiềm lực tài chính, gọi Mỹ tuyên chiến thương mại
- Cập nhật : 12/08/2018
Moscow đủ tiềm lực tài chính để đấu lệnh trừng phạt, Washington sẽ chấp nhận ngừng mua động cơ RD-180?
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga liên quan tới vụ hạ độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ở Anh sẽ bị xem là lời "tuyên chiến thương mại".
Ông Medvedev nhấn mạnh, nếu lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào hoạt động của ngành ngân hàng hoặc tiền tệ của Nga, hành động này sẽ bị xem là một lời "tuyên chiến thương mại".
“Tất cả những gì tôi có thể nói là nếu họ ban bố lệnh cấm nhằm vào hoạt động ngân hàng hay tiền tệ, chúng tôi sẽ coi đây là lời tuyên chiến thương mại.
Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là đưa ra phản ứng đáp trả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hoặc theo bất cứ phương thức nào nếu cần thiết. Những người bạn Mỹ của Nga nên tránh phạm phải lỗi lầm” - Thủ tướng Medvedev phát biểu trong chuyến thăm tới vùng Kamchatka.
Phản ứng của Thủ tướng Medvedev đưa ra sau khi Mỹ đề xuất liệt một ngân hàng của Nga, một Giám đốc ngân hàng Triều Tiên có trụ sở tại Moscow và hai thực thể khác vào danh sách đen của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Washington ngày 8/8 cũng đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt mới với Moscow bao gồm cấm xuất khẩu hàng loạt mặt hàng sang Nga. Truyền thông Mỹ cho biết, các mặt hàng mà Mỹ viện cớ "nhạy cảm về vấn đề an ninh" để cấm xuất khẩu sang Nga là các linh kiện điện tử hoặc sản phẩm công nghệ.
Vòng trừng phạt đầu tiên sẽ được Mỹ thi hành từ ngày 22/8 bao gồm lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng thiết bị điện tử cho Nga. Vòng trừng phạt thứ hai sẽ bao gồm tuyên bố hạ mức quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cấm hãng hàng không Aeroflot của Nga thực hiện các chuyến bay tới Mỹ cũng như tiến tới dừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Nga.
Cơ quan ngoại giao Nga nhấn mạnh việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga là "khắc nghiệt".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng: “Nga từng nhiều lần cảnh báo rằng việc đối thoại dựa trên sức mạnh và sử dụng tối hậu thư là vô ích và không hiệu quả”.
Đồng thời cho biết, Nga sẽ xem xét “các biện pháp đáp trả” nhằm vào các “động thái thù địch gần đây của Washington”.
Bà Zakharova cho rằng các điều kiện do Mỹ đặt ra để dỡ bỏ trừng phạt là “không thể chấp nhận được” và khẳng định Moscow sẽ xem xét “các biện pháp đáp trả” nhằm vào các “động thái thù địch gần đây của Washington.
Còn phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin thì có thái độ trấn tĩnh hơn. Ông Dmitry Peskov cho biết còn quá sớm để công bố các biện pháp đáp trả của Nga đối với Washington.
“Những quyết định (trừng phạt Nga) do phía Mỹ đưa ra hoàn toàn không thân thiện và không phù hợp với bầu không khí mang tính xây dựng và không dễ gì đạt được tại cuộc gặp gần đây nhất giữa hai tổng thống”, ông Peskov nhấn mạnh.
Điện Kremlin tin rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm liên hệ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ với vụ việc xảy ra ở Salisbury là không thể chấp nhận được vì Nga không liên quan tới vụ việc này.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho rằng lý do Washington đưa ra để áp đặt trừng phạt là gượng ép. Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh cáo buộc của Mỹ, trong khi phía Mỹ vẫn từ chối giải đáp các thắc mắc của Nga.
Nga đủ năng lực tài chính, dùng bài "động cơ RD-180"
Trước các thông tin về các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, Nghị sỹ Nga Sergei Ryabukhin còn đề xuất một phương án quyết liệt hơn: Nếu Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, Moscow có thể hạn chế xuất khẩu động cơ tên lửa RD-180 sang Mỹ.
Nếu Nga đã có thể đặt vấn đề cấm xuất khẩu tên lửa RD-180 cho Mỹ nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt, hẳn đó sẽ là con "át chủ bài" trong cuộc đầu thương mại, chính trị khốc liệt.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cho đến nay, Nga đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất khi vừa gánh chịu các biện pháp trừng phạt tứ phương, vừa thực hiện sứ mệnh quân sự thành công ở Syria.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga đều được hóa giải.
Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế thế giới và chính sách quốc tế, Trường Kinh tế cao cấp Andrei Suzdaltsev ở Moscow nhận định sâu hơn, dù Washington không dừng bước khi áp đặt gói biện pháp trừng phạt mới, Nga vẫn đủ khả năng để chuẩn bị đáp trả.
Theo đó, Washington đang tiến hành cả một công trình lớn nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chống Nga, xác định 3 lĩnh vực chính mà khi tác động sẽ gây hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Cụ thể, lĩnh vực tác động lớn nhất là hạn chế về việc mua chứng khoán Nga. Hai lĩnh vực khác — biện pháp trừng phạt chống các cá nhân cụ thể và chống các tập đoàn lớn, một ví dụ sinh động trong đó là biện pháp chống các công ty của Oleg Deripaska.
Theo chuyên gia, chính quyền Nga, và trước hết là Ngân hàng Trung ương, đang xem xét khả năng gia tăng chú ý của Washington đối với lĩnh vực tài chính. Một nỗ lực nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của động thái Mỹ là Moskva đã loại bỏ phần lớn các khoản đầu tư vào chứng khoán Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chống lại khả năng đánh vào nền kinh tế Nga trong lĩnh vực tài chính" - ông Suzdaltsev nhấn mạnh.
Đông Phong
Theo Baodatviet.vn