tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lạm phát Nga thấp kỉ lục, nước cờ Putin phát uy lực

  • Cập nhật : 23/11/2017

Kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, khi các lĩnh vực kinh tế đã dần có được nền tảng vững chắc là hàng hoá và tiền tệ...

Theo The Moscow Times, ngày 7/11 Cơ quan Thống kê thuộc Chính phủ Nga (ROSSTAT) đã công bố các chỉ số của kinh tế Nga trong tháng 10/2017, theo đó chỉ số lạm phát đã đạt mức thấp chưa từng có kể từ năm 1991 - mức 2,7%.

Lạm phát đã vượt xa ngưỡng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) là 4% cho năm 2017, giảm từ mức hai con số trong vòng chưa đầy hai năm. Theo CBR, tỷ lệ lạm phát của Nga hiện nay là thấp nhất trong lịch sử hậu Xô Viết.

Vì vậy, trong cuộc họp ngày 27/10, CBR đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 phần trăm điểm, xuống còn 8,25% và là lần cắt giảm thừ hai liên tiếp, sau lần cắt giảm hồi tháng 9 vừa qua.

hieu ung tu loi ich kep khi dong rup phuc hoi da tao ra nen tang phat trien vung chac cho kinh te nga

Hiệu ứng từ lợi ích kép khi đồng rúp phục hồi đã tạo ra nền tảng phát triển vững chắc cho kinh tế Nga

Với tình hình kinh tế khả quan, CBR dự báo lạm phát của Nga cả năm 2017 sẽ ở mức 3,5-3,8%, trong khi đó Bộ Phát triển Kinh tế chờ đợi việc cắt giảm lãi suất tiếp theo để nâng mức tăng trưởng từ 2,1% đến 3,1%, cao hơn mức dự báo 1,8%.

Từ việc vượt dự báo của 4 chỉ số cơ bản là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng, bức tranh kinh tế Nga đã thực sự khởi sắc, qua đó cho thấy những nước cờ Tổng thống Putin sắp xếp lại từ giữa năm 2016 đến nay đã phát huy hiệu quả.

Thứ nhất, kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, các lĩnh vực kinh tế tài chính, kinh tế sản xuất, kinh tế dịch vụ và kinh tế tiêu dùng đã dần có được nền tảng vững chắc để phát triển ổn định, đó là hàng hoá và tiền tệ.

Có thể thấy rằng, kinh nghiệm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 đã giúp cho chính phủ Nga có thể tương kế tựu kế để vượt cấm vận trong bối cảnh không thoát được cấm vận.

Theo giới phân tích, đây được nhận diện là nền cơ sở chính và căn bản đảm bảo cho Moscow tự tin trong thời cấm vận, mà không cần phải có những nhượng bộ nhằm thoát cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Khi biện pháp trừng phạt thiết kết cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn đã khiến cho nó giảm tác hiệu, đồng thời tạo ra những tích cực cho kinh tế Nga, thậm chí còn có những ảnh hưởng tiêu cực với chủ thể áp cấm vận là Mỹ và các đồng minh.

Điều đó được thể hiện rõ nhất qua sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp (RUB). Giới chuyên gia từng nhìn nhận khi Moscow tìm ra các biện pháp vượt cấm vận thì không khác gì tạo ra sức bật cho đồng rúp.

Sức bật từ hiệu ứng vượt cấm vận giúp cho đồng rúp phục hồi điều đã có tác động rất mạnh, tạo ra sự bùng nổ cho thị trường vốn của nước Nga trong năm 2016, mà thế giới đã ghi nhận. Nền tảng tiền tệ đã được xác lập.

chat luong song nguoi dan nga duoc nang len khi lam phat thap ky luc

Chất lượng sống người dân Nga được nâng lên khi lạm phát thấp kỷ lục

Khi nền tảng tiền tệ được xác lập, thị trường tiền tệ đi vào ổn định thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với giới đầu tư, thông qua hai hiệu ứng tích cực là niềm tin chiến lược và cơ hội đầu tư rõ nét, phong phú.

Có thể thấy rằng, chính phủ Nga đã rất chuẩn xác khi củng cố niềm tin cho nhà đầu tư qua việc định hướng nền kinh tế hàng hoá đa dạng hình thành một cách tự nhiên trong thời cấm vận, qua đó khai quật tiềm năng phát triển.

Ngày 24/10 vừa qua, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư mang tên “Tiếng gọi từ nước Nga”, Tổng thống Putin đã thông báo tăng trưởng đầu tư ở Nga đã tăng 4,2% trong 9 tháng đầu năm 2017.

Bên cạnh đó tăng trưởng của sản xuất công nghiệp là 1,8%, xuất khẩu lương thực tăng 4,9%.

Đặc biệt quan trọng là lạm phát nằm ở mức 2,7% giúp cho sản lượng ngũ cốc của nước Nga lập kỷ lục trong vòng 100 năm qua càng có thêm giá trị.

Thứ hai, chính phủ Nga đã chuẩn xác khi chọn lấy lại những gì đã mất - qua việc mất giá đồng rúp - bằng kiềm chế lạm phát, thay vì theo đuổi và thúc đẩy mức tăng trưởng, qua đó đảm bảo điều kiện cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, ngày 28/10/2014, 1USD chì đổi được 32,20 RUB, song ba năm sau, ngày 28/10/2017, 1USD đổi được tới 59,12 RUB, điều đó cho thấy đồng RUB đã mất giá tới 45,53% so với đồng USD.

Thiệt hại của kinh tế Nga do đồng RUB mất giá là rất lớn. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc GDP co lại, từ quy mô hơn 2.000 tỷ USD xuống còn hơn 1.000 USD, kinh tế suy thoái và đặc biệt là chất lượng sống của người dân đi xuống.

Rõ ràng, với những thiệt hại lớn như vậy nên việc khắc phục không thể trong một sớm một chiều, thậm chí nếu cứ nôn nóng tìm cách lấy lại những gì đã mất - thúc đẩy tăng trưởng qua gia tăng nợ vay - thì có thể còn mất thêm nhiều nữa.

nhin nhan lac quan truoc su mat gia cua dong rub so voi dong usd da giup chinh phu nga tai ra huong di phu hop cho kinh te nga

Nhìn nhận lạc quan trước sự mất giá của đồng RUB so với đồng USD đã giúp chính phủ Nga tài ra hướng đi phù hợp cho kinh tế Nga

Dường như chính phủ Nga đã nhìn nhận cấm vận và hậu quả của nó gây ra cho kinh tế Nga theo một hướng khác, tích cực hơn, khi xem đó là cơ hội cho việc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Kết quả ngày càng cho thấy quan điểm và hành động của Moscow đã rất chuẩn xác. Đầu năm 2017, hãng tin Bloomberg đã đưa kinh tế Nga vào danh sách 7 nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư trong năm 2017.

Theo giới chuyên gia, cơ sở cho nhận định của hãng tin Mỹ chính là sự phục hồi ổn định của đồng rúp, khi việc mất giá của nó đã chạm đáy của hình sin trong một chu kỳ kinh tế, sau "Sự kiện Crimea".

Bởi khi đồng rúp chạm đáy trong một thời gian quá ngắn khiến cho sự phục hồi của nó sẽ diễn ra nhanh hơn. Độ dốc của hình sin đi xuống khi đồng rúp mất giá đã dự báo độ dốc của hình sin đi lên khi đồng rúp ổn định.

Hơn thế nữa, khi đồng rúp mất giá thì thiệt hại là thực tế, song khi đồng rúp ổn định thì kinh tế Nga có lợi ích kép, cả thực tế và tiềm năng. Chính Ngân hàng Thụy Sĩ đã đánh giá lợi suất tiềm năng của đồng rúp lên tới 26% trong năm 2017.

Nhờ hiệu ứng từ lợi ích kép của đồng rúp đã giúp cho các chỉ số cơ bản của kinh tế Nga là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng đều vượt dự báo. Rõ ràng nước Nga đã lấy lại những gì đã mất bằng kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ ba, chính phủ Nga đã chọn chất lượng phát triển thay vì tốc độ phá triển, bởi tăng trưởng nhanh mà lạm phát cao thì không an toàn bằng phát triển bền vững trên nền tảng lạm phát thấp, qua đó chất lượng cuộc sống mới thực sự được đảm bảo

Theo các chuyên gia kinh tế, khi tăng trưởng kinh tế dựa trên tốc độ sản xuất – kinh doanh có thể tạo sự lệch pha giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế hộ gia đình, đồng nghĩa kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng sống không cải thiện.

tai co cau nen kinh te la mot trong nhung thanh qua cua nuoc nga thoi cam van

Tái cơ cấu nền kinh tế là một trong những thành quả của nước Nga thời cấm vận

Đó cũng chính là thực trạng của kinh tế Nga thời "tiền cấm vận" - quy mô kinh tế lớn nhưng tiềm lực kinh tế không mạnh và chất lượng sống của người dân không được nâng lên tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế Nga những tháng đầu năm 2017 - nhất là trong quý 3, sau khi Tổng thống Putin giao lưu trực tuyến với người dân Nga vào ngày 15/6 - tăng trưởng tiêu dùng đã có đóng góp quyết định vào tăng trưởng chung, theo TASS.

Trong các nền kinh tế phát triển, chi tiêu hộ gia đình đóng góp quyết định vào tăng trưởng GDP, như tại Mỹ chiếm tới 75%. Điều đó cho thấy kinh tế Nga đã tiệm cận chất lượng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển ngay trong thời cấm vận.

Khi chỉ số tiêu dùng nội địa có đóng góp quyết định vào chỉ số tăng trưởng GDP của nước Nga, cho thấy chất lượng tăng trưởng của kinh tế Nga - chất lượng cuộc sống của người Nga đã được cải thiện.

Theo số liệu của ROSSTAT, chỉ số giá tiêu dùng của Nga (CPI) tháng 10 giảm xuống mức thấp bất thường 2,7% so với cùng kỳ năm 2016 và cũng nhiều giảm so với mức 3% trong tháng 9/2017.

Chỉ số lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, điều đó cho thấy cuộc sống của người dân Nga đã được nâng lên, ngay cả khi kinh tế tăng trưởng thấp. Đây chính là điều kiện giúp cho nước Nga có thể sống chung với việc luật hoá trừng phạt của Mỹ.

Ngọc Việt
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục