Giám đốc truyền thông Gerry Rice của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ban điều hành của quỹ này đã nhất trí sẽ thay đổi chính sách cho vay hiện hành, qua đó cho phép IMF tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang được trợ giúp trong trường hợp họ không thể hoàn trả nợ cho các chủ nợ.
Giải ngân khoản tái cấp vốn cuối cùng cho các ngân hàng Hy Lạp
- Cập nhật : 09/12/2015
(Kinh te)
Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem thông báo quá trình tái cấp vốn cho 4 ngân hàng chính của Hy Lạp đang hoàn tất và việc giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo để tái cấp vốn cho các ngân hàng chính sẽ được thực hiện vào ngày 8/12.
Việc giải ngân khoản hỗ trợ cuối cùng để tái cấp vốn cho 4 ngân hàng chính của Hy Lạp sẽ được thực hiện ngày 8/12.
Ngày 7/12, Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem thông báo quá trình tái cấp vốn cho 4 ngân hàng chính của Hy Lạp đang hoàn tất và việc giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo để tái cấp vốn cho các ngân hàng chính sẽ được thực hiện vào ngày 8/12.
Như vậy tổng giá trị khoản cứu trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng chính của Hy Lạp là 5,5 tỷ euro, thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Trong khuôn khổ chương trình cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp, 10 tỷ euro được dành để tái cấp vốn cho các ngân hàng.
Quan chức phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính của Liên minh châu Âu (EU), ông Pierre Moskovici, cho biết nền kinh tế Hy Lạp có dấu hiệu tích cực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định trong năm nay và năm 2016 dự kiến tăng 0,7%.
Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) Klaus Regling tuyên bố sau cuộc họp của Eurogroup ngày 7/12 cho biết ESM và Khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến phát hành trái phiếu tổng trị giá 70 tỷ euro trong năm tới.
Ông Regling cho biết nhờ lãi suất thấp, ESM đã hoàn tất việc thu hút vốn trong năm 2015. Năm sau thể chế này dự kiến phát hành trái phiếu trị giá 29 tỷ euro, trong khi Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) sẽ phát hành 41 tỷ euro trái phiếu.
ESM chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/12012 như quỹ cứu trợ thường trực của Eurozone.
ESM có số vốn khoảng 500 tỷ euro và sẽ trở thành nhà cho vay cuối cùng đối với các nước thành viên Eurozone gặp khó khăn nếu họ cam kết tiến hành những cải cách tài chính và cơ cấu nhằm đưa các nền kinh tế không còn được giới đầu tư tin tưởng quay trở lại quỹ đạo, đồng thời giúp ổn định đồng tiền chung châu Âu.