Hôm qua, Chính phủ Nga thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý 2-2015 do giá dầu thô sụt giảm và tác động của cấm vận phương Tây.
Doanh nghiệp Nhật đang lũ lượt rời Trung Quốc đi đâu?
- Cập nhật : 20/09/2017
Bangladesh vốn luôn là nước nghèo nhất tại châu Á. Chi phí lao động tại Bangladesh thấp hơn nhiều so với Nhật và nhiều nước Đông Á khác.
Trong bối cảnh mức lương lao động tại Trung Quốc tăng cao gây khó cho các nhà sản xuất, các công ty Nhật đang tìm kiếm nước thay thế khác tại châu Á.
Một trong những nước mà họ lựa chọn chính là Bangladesh, nơi đang có chi phí lao động thấp nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Bloomberg trích dẫn số liệu từ Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật, số lượng các công ty Nhật có hoạt động tại Bangladesh đã tăng hơn gấp ba lần từ năm 2008.
Tính đến hết tháng Năm năm 2017, tổng số công ty Nhật hoạt động tại Bangladesh là 253. Số lượng công ty Nhật tại Bangladesh như vậy vẫn thấp hơn rất nhiều nếu so với Trung Quốc hay Thái Lan, thế nhưng đáng nói, sự hiện diện của họ đang tăng nhanh chóng.
“Bao nhiêu lâu nay, Bangladesh vốn luôn là nước nghèo nhất tại châu Á. Chi phí lao động tại Bangladesh thấp hơn nhiều so với Nhật và nhiều nước Đông Á khác, cùng lúc đó lại rất dễ tuyển lao động”, theo khẳng định của một quan chức tại Hiệp hội Xúc tiến Thương Mại Nhật, ông Mari Tanaka.
So sánh mức lương tháng doanh nghiệp Nhật trả cho người lao động các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong số 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á – Thái Bình Dương mà doanh nghiệp Nhật hiện đang có hoạt động, mức lương lao động tại Bangladesh đang thấp nhất, thấp hơn cả lương lao động tại Sri Lanka, Lào và Myanmar.
Nhiều công ty Nhật đang tăng cường sự hiện diện của họ tại Bangladesh với mục tiêu kinh doanh tại chính thị trường này. Hoạt động kinh doanh của một số công ty như Honda, Rohto, và Ajinomoto đang tăng trưởng tốt.
Với dân số 158 triệu và độ tuổi trung bình của người dân 26,3, Bangladesh có một nền kinh tế trẻ, năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua đã tăng hơn gấp đôi.
Cách đây một thập kỷ, hãng thời trang Fast Retailing chủ sở hữu của thương hiệu Uniqlo, đã bắt đầu sản xuất tại Bangladesh. Sự xuất hiện của FastRetailing đã kéo theo hàng trăm doanh nghiệp Nhật khác đến đây mở nhà máy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao và quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Nhật có nhiều thời điểm thăng trầm.
Trong số 253 công ty Nhật đang hoạt động tại Bangladesh, có khoảng 30 công ty trong lĩnh vực may mặc hoặc da giầy, 15 công ty sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, 10 công ty vận tải và khoảng 15 công ty công nghệ thông tin.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn