tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Brexit có thực sự gây khủng hoảng với kinh tế toàn cầu?

  • Cập nhật : 29/06/2016

Cho dù không ai mong muốn khủng hoảng xảy ra trong một nền kinh tế, nhưng cho đến khi EU tỏ rõ những động thái chính trị, nhà đầu tư vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội ngay cả khi có rủi ro.

Brexit rõ ràng là cú sốc chính trị đầu tiên tại nước Anh với tẩm ảnh hưởng có thể chỉ sau sự kiện chấn gây động đảo quốc sương mù kể từ sau Đại chiến II – cuộc đình công của các thợ mỏ ở miền Bắc nước Anh vào thập niên 70 và 80. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, đây chỉ là sự kiện thứ hai tại Anh có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu kể từ sự kiện chiến tranh kênh đào Suez diễn ra vào năm 1956.

Việc chỉ số S&P 500 sụt giảm 3.5% vào cuối tuần trước – một sự kiển chỉ xảy ra trung bình ba lần trong năm – cho thấy những mối quan ngại chính đáng về những hệ quả sau quyết định của nước Anh. Điều này giống như một nỗi sợ chính trị sẽ lan tỏa khắp các nước thành viên EU, những yếu tố tác động kinh tế thế giới sẽ trở nên tiêu cực hơn do dư chấn vẫn tiếp tục khi kinh tế toàn cầu vẫn tương đối yếu trong khi các quyết định chính sách tiền tệ hỗ trợ hoạt động kích thích vẫn tương đối bị hạn chế. Tuy nhiên, một chính sách khôn ngoan của EU có thể ngăn được điều đang diễn ra?

Tác động đầu tiên và trực tiếp của Brexits đến nhu cầu thế giới tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đã xảy ra với nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế Anh. Các nghiên cứu trước cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này nhìn chung đều chỉ ra Anh sẽ khó rơi vào suy thoái trong vài quý tới dù Ngân hàng trung ương Anh ban hành chính sách nới lỏng tiền tệ (với lãi suất 0% vào tháng 8), và việc đồng bảng trượt giá đáng kể.

Do ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy ra nhanh hơn với khối kinh tế tư nhân trong lúc chính sách hỗ trợ chỉ diễn ra hai năm một lần, nhiều chuyên gia cảnh báo GDP của Anh có thể giảm từ 2% cho đến 3% vào năm 2018. Nhiều người có thể cho rằng mức sụt giảm này quá bi quan nhưng đây lại là những gì BOE đưa ra trong những nghiên cứu về về kinh tế vĩ mô đã được phát hành.

Tác động trực tiếp của cơn chấn động lần này tại Anh trong lĩnh vực thương mại với phần còn lại của thế giới không lón. Xuất khẩu vào nước Anh chỉ chiếm 2% đến 3% GDP của Đức và Pháp, và chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP của Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Do đó, những thiệt hại trong lĩnh vực thương mại gần như không liên quan đến các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các nước ngoài châu Âu. Vậy lý do nào khiến thị trường lo ngại?

Ngày càng có nhiều tài liệu nói về tác động của những cơn chấn động đối với hoạt động kinh tế cho thấy có nhiều cách bất ổn chính trị hoặc các chính sách có thể ảnh hưởng đến tổng cầu. Bao gồm:

Thứ nhất, sức ép về thanh khoản xảy ra khi các ngân hàng gặp vấn đề với việc tăng thanh khoản để mua thêm tài sản trên bảng cân đối, và buộc phải giảm các khoản cho vay và mua thêm tài sản dài hạn vào lúc thị trường đang sụt giảm. Rủi ro này thường xuyên bị bỏ qua trước khi cú sốc Lehman xảy ra vào năm 2008. Nhưng hiện tại đây là vấn đề trung tâm ở các ngân hàng trung ương. Cho đến hiện tại, chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy điều này đang diễn ra. Ngân hàng trung ương các nước G7 đang bơm thêm vốn, tăng thỏa thuận tỷ giá cố định để tránh tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. Tình trạng thanh khoản của các ngân hàng cũng tốt hơn năm 2008 nhưng đây vẫn là mối e ngại hàng đầu của ECB và BOE

Thứ hai, biến động trên các thị trường tài chính, bao gồm thị chứng khoán thị trường tín dụng cũng như thị trường trái phiếu chính phủ. Điều này xảy ra do thị trường kỳ vọng về những điều có thể xảy ra trong tương lai. Vấn đề ở đây chính là sự cảm tính và điều này có thể trầm trọng hóa những ảnh hưởng bản đầu của của một dư chấn. Mặc dù thị trường tài chính châu Âu có sự sụt giảm trong tháng này nhưng tin tốt là ECB sẽ mua lại nợ chính phủ để ngăn một cơn khủng hoảng trong toàn khu vực, một động thái khác hoàn toàn so với khủng hoảng nợ năm 2011/21012.

Thứ ba, giảm chi tiêu doanh nghiệp và chi tiêu cá nhân lý do là sự e dè và thiếu chắc chắn đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề việc làm trong những năm tới. Trên thực tế, việc dự báo về càng tiêu cực đối với nền kinh tế cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Rõ ràng rủi ro chính trị tại EU là không nhỏ nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá mức độ thiệt hại.

Hiện tại, các nhà kinh tế vấn thống nhất trong ba nguyên nhân nêu trên, không có nguyên nhân nào có xác suất lớn gây nguy hại đến kinh tế toàn cầu. Do vậy, ảnh hưởng chung của cú sốc Brexit sẽ chỉ xảy ra phần lớn ở Anh, không tác động nhiều đến các nước còn lại trong EU và ngoài tầm ảnh hưởng với kinh tế Mỹ và châu Á. Ví dụ, một số ngân hàng đầu tư tuần này đã dự báo GDP của Anh giảm 2%, các nước EU giảm 0,5% và kinh tế toàn cầu chỉ giảm 0,2%.

Trường hợp này tương đối lạc quan dựa trên giả thuyết bất ổn chính trị châu Âu sẽ không lan rộng sang EU. Còn nếu có, kinh tế toàn cầu vẫn sẽ bị tổn thưởng, những hệ quả tiêu cực sẽ vẫn tiếp tục. Dưới đây là một số phỏng đoán nếu như trường hợp này xảy ra:

• Dễ thấy là đồng USD sẽ có thể tăng, thêm một khả năng về sự lên ngôi của đồng NDT

• FED sẽ giữ nguyên lãi suất trong một thời gian dài

• Đồng yen sẽ tăng mạnh và có thể thay đổi chính sách tài chính nếu Nhật Bản gặp vấn đề về ngân sách

• Bên trong EU, ECB có thể sẽ can thiệp nếu cần thiết nhưng sức ép chính trị lớn dần sẽ khiến nước Đức giảm bớt vai trò.

• Cuối cùng là vai trò của nước Mỹ trong bức tranh này. Liệu nước Mỹ còn là một nơi an toàn cho những bất ổn đến từ bên ngoài hoặc điều gì xảy ra khi ứng cử viên Donald Trump thành tổng thống? Mọi thứ đều rất khó đoán.

Tuy nhiên, cho dù không ai mong muốn khủng hoảng xảy ra trong một nền kinh tế, nhưng cho đến khi EU tỏ rõ những động thái chính trị, nhà đầu tư vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội ngay cả khi có rủi ro.

Nhật Linh
(Theo Người Đồng Hành)
 

Trở về

Bài cùng chuyên mục