Với 10.400 tỷ đồng được huy động trong tuần qua, trái phiếu 5 năm đã đạt mốc 90.000 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch năm 2016 (100.000 tỷ đồng). Tuần này sẽ có 12.000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm “tung bán” và với sức hấp dẫn hiện có, khả năng kỳ hạn này “cán đích” kế hoạch năm là rất lớn.
Việt Nam tổn thất ODA vì vụ quan chức đường sắt nhận lót tay
- Cập nhật : 16/01/2016
(Kinh te)
Năm 2014, vốn vay ODA từ Nhật Bản chỉ đạt khoảng 850 triệu USD do những ảnh hưởng sau vụ việc các cựu quan chức ngành đường sắt nhận hối lộ từ nhà thầu JTC.
Phát biểu tại lễ ký công hàm chiều 15/1, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết sự cố trong quá trình sử dụng, quản lý ODA giữa Việt Nam với Nhật Bản đã khiến nguồn vốn vay năm 2014 chỉ trên 100 tỷ yen (850 triệu USD). Theo vị tư lệnh ngành, đây là mức thấp trong quá trình hợp tác giữa hai nước từ trước đến nay.
Tháng 3/2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận công ty đã phải "lại quả" cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một gói thầu trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Vụ phanh phui này đã khiến quá trình giải ngân vốn bị đình trệ một thời gian để hai nước có những hành động cần thiết, xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án giao thông vận tải.
Đến nay, 6 người trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thực hiện dự án đã bị xét xử. Bộ trưởng Vinh đánh giá quá trình xử lý các vi phạm đã diễn ra nghiêm túc nên năm 2015, Nhật Bản và Việt Nam thống nhất nâng nguồn vốn vay lên mức "hiếm có" là 300 tỷ yen (2,56 tỷ USD), gấp 3 lần năm 2014.
Trong số này, 95 tỷ yên đã được ký kết ngày 15/1, giúp Việt Nam triển khai 4 dự án gồm xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi) 30 tỷ yen, 2 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện hơn 55 tỷ yen, chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu 10 tỷ yen.
Người đứng đầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết từ nay tới 31/3/2016 (thời điểm kết thúc năm tài khóa 2015 của Nhật Bản), các quan chức sẽ tiếp tục làm việc để hoàn thiện thủ tục, ký các dự án còn lại trong tổng gói 300 tỷ yên của năm.
"Vẫn còn 3 dự án của năm 2015 sẽ được ký kết trước 31/3/2016, tôi mong 2 nước sẽ thúc đẩy hợp tác để đạt được con số mục tiêu trong năm 2015 là 300 tỷ yen", đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada cho hay.
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Với 95 tỷ yen vốn vay thông qua công hàm vừa lý, cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ 1992 đến nay khoảng 2.600 tỷ yên.