Lần đầu tiên, nợ công và nợ xấu - hai vấn đề quan ngại bậc nhất liên quan đến sự ổn định của nền tài chính quốc gia và doanh nghiệp (DN) được đề cập một cách thẳng thắn trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016.
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ đồng làm đường cao tốc: Sao không xem xét lùi dự án đến 2020 để tìm nguồn vốn tốt?
- Cập nhật : 01/08/2016
(Kinh te)
Cần quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn ODA như thế nào quan trọng hơn là xem xét nguồn vay vốn ODA từ Trung Quốc hay bất cứ nước nào.
Đó là quan điểm được TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu QH tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khi trao đổi về đề xuất vay Trung Quốc 7000 tỷ đồng để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đang được dư luận rất quan tâm.
Thông tin được TS. Kiên đưa ra, đến thời điểm ngày 29/7 thì chưa có nhà đầu tư nào nhận cung cấp vốn cho dự án 7.000 tỷ đồng để làm cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Theo đó, hiện có ba lựa chọn đặt ra cho dự án này và việc vay vốn Trung Quốc chỉ là một trong số đó.
“Vấn đề cần xác định là tiền đầu tư thì không phân biệt nguồn gốc xuất xứ miễn là phải nâng cao trách nhiệm đội ngũ đi đàm phán và đội ngũ quản trị nguồn vốn đấy” – TS. Kiên nói.
Dẫn ra câu chuyện tuyến xe buýt nhanh của Hà Nội có vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng, gần hết thời gian giải ngân nhưng vẫn chưa được đưa vào hoạt động, TS. Kiên cho rằng vấn đề là nguồn tiền không phải đến từ Pháp hay Trung Quốc mà phải là sử dụng nguồn tiền đó như thế nào để có lợi nhất cho đất nước.
Hoặc với dự án Cát Linh – Hà Đông, việc đàm phán trong hợp đồng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. TS. Kiên cho rằng, phải có điều kiện cho nhà thầu chính và thầu phụ, khi vậy như thế thì có phải là EPC hay không? Còn với dự án Cát Linh – Hà Đông, do lựa chọn hình thức nhà thầu EPC (gồm thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp), nên đã làm hạn chế quyền của chủ đầu tư.
Trong trường hợp vay theo EPC thì phải xem xét lãi suất cho hợp lý, với mức thấp hơn vay trong nước. Song TS. Kiên nhấn mạnh lại quan trọng là phải đánh giá kết quả tổng thể của dự án và hiệu quả bao nhiêu so với vay vốn trong nước. Nếu lãi suất thấp mà các điều kiện khắt khe hơn, việc triển khai dự án ngắn hơn thì có thể vay vốn.
Bởi hiện nay việc huy động vốn trong nước cũng có khó khăn, theo TS. Kiên đó là việc thu hồi phí cao, khả năng huy động nguồn vốn lại hạn hẹp, dư địa để làm có giới hạn nên phải cân đối.
Cũng có thể tính đến trường hợp, tại sao không xem xét việc lùi, giãn, hoãn tiến độ, không phải làm trong 2017, 2020 mà làm trong 2021 hoặc 2025 và đấy là một trong những khả năng để chúng ta đàm phán hoặc chúng ta có thể đi vay một khoản của WB hoặc ADB, lựa chọn công nghệ và thời điểm vay cho phù hợp.
Với dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái là trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Quảng Ninh, thành viên tổ đàm phán là của ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính, TS. Kiên cho rằng sẽ cố gắng nâng cao trách nhiệm và sự tham gia sâu hơn nữa của các cơ quan chuyên môn trong quá trình đàm phán.