Hong Kong xếp thứ 6 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Với hai hiệp định về đầu tư và thương mại với ASEAN, sắp tới hứa hẹn dòng vốn sẽ đến nhiều hơn.

Điều kiện vay từ Trung Quốc không ưu đãi bằng vốn ODA nên Bộ Kế hoạch & Đầu tư chưa đồng tình với đề xuất của tỉnh Cao Bằng.
Kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng về việc vay ưu đãi 300 triệu USD (7.000 tỷ đồng) của Trung Quốc làm đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) chưa nhận được sự đồng thuận từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Giữa tháng 6/2017, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có văn bản gửi UBND tỉnh Cao Bằng nêu chi tiết về khoản vay trên. Theo đó, khoản vay 300 triệu USD này từ đối tác cho vay phía Trung Quốc - China Eximbank sẽ có thời hạn trong 20 năm gồm 5 năm ân hạn, lãi suất 2,5% một năm, phí quản lý 0,25% một năm và phí cam kết 0,25% cho toàn bộ khoản vay.
Cơ quan ngành kế hoạch cho hay, đây là điều kiện vay tốt nhất phía Trung Quốc có thể cung cấp, không giảm thêm nữa. Tuy nhiên điều kiện này chưa đạt mức ưu đãi như nguồn vốn ODA nên Chính phủ vẫn phải cho vay lại chứ không thể cấp phát. Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải không đủ điều kiện để vay lại khoản vay này.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hạn mức vay lại của tỉnh Cao Bằng rất thấp. Mặt khác, tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là khoản 825 triệu USD (theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải). Vì vậy, nếu chỉ đầu tư 300 triệu USD sẽ không thông được toàn tuyến.
"Vì thế cần tiếp tục nghiên cứu phương án khả thi hơn để đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh", Bộ Kế hoạch nêu quan điểm.
Cuối tháng 6, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, trong đó có bổ sung tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Việc phân cấp cơ quan chủ trì quản lý dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng như các nội dung liên quan đến bố trí vốn đầu tư sẽ được xem xét sau khi điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trên được phê duyệt.
Trước đó, trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ hồi tháng 5, tỉnh Cao Bằng mong cấp có thẩm quyền nhanh chóng tham mưu, sớm bố trí vốn cho dự án trên, trước mắt là khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc. Khoản tiền này từng được nhắc tới trong cuộc làm việc hồi đầu tháng 2 giữa Thủ tướng và lãnh đạo Cao Bằng. Lãnh đạo tỉnh mong muốn Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ đàm phán với phía Trung Quốc để đạt được thỏa thuận vay.
Tỉnh này cũng đề xuất Chính phủ giao tỉnh hoặc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư dự án, đồng thời ứng trước nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để khẩn trương lập hồ sơ đầu tư.
Thực tế, một khoản vay trị giá 300 triệu USD từ Trung Quốc từng được đề cập trong phương án vốn làm cao tốc Vân Đồn -Móng Cái (Quảng Ninh) hồi giữa năm 2016. Tuy nhiên sau đó phương án này không được tính đến do Quảng Ninh - chủ đầu tư dự án này thấy vay vốn Trung Quốc thường đi kèm điều kiện và có thể làm chậm tiến độ dự án. Đồng thời, với tổng vốn 16.000 tỷ đồng cho cả dự án, việc vay Trung Quốc 300 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng) là không đủ để đầu tư.
Tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dài 144 km với thiết kế 4 làn xe và kinh phí đầu tư hơn 47.500 tỷ đồng (khoảng 2,16 tỷ USD). Nếu được xây dựng tuyến đường này sẽ tạo thế kết nối vận tải hàng hóa 2 chiều theo trục đường Trùng Khánh - Quý Châu - Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng nối vào đường biển đến các nước ASEAN...
Theo VnExpress
Hong Kong xếp thứ 6 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Với hai hiệp định về đầu tư và thương mại với ASEAN, sắp tới hứa hẹn dòng vốn sẽ đến nhiều hơn.
Theo ước tính của HSC, hiện vẫn còn khoảng 400 nghìn tỷ đồng nợ xấu chưa xử lý, tương đương 6,1% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III/2017.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn một số vướng mắc liên quan đến chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản công tác phí, phụ cấp điện thoại.
Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp về cơ chế, chính sách thuế, mới đây, Tổng cục Thuế đã có giải đáp cụ thể đối với những vướng mắc của Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Hưng Phú (TP. Hồ Chí Minh) về những nội dung liên quan đến chính sách thuế đối với nhà thầu phụ.
Theo chương trình dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội kỳ họp này.
Thay vì tập trung vào các tập đoàn lớn thực hiện các thương vụ M&A ra nước ngoài, giờ đây Chính phủ Hàn Quốc đang dồn sức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), với số vốn hàng ngàn tỷ USD.
Cuối tháng 10 vừa qua, một nhóm nghiên cứu chuyên ngành có mặt tại Ninh Bình, cùng nhìn lại diễn biến kinh tế vĩ mô 2017 và triển vọng 2018. Vốn đầu tư công và tín dụng là hai điểm được chú ý trong các tham luận.
Đáng chú ý là khi lĩnh vực fintech Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai thì các quỹ đầu tư cũng như các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đã nhanh chân rót hàng trăm triệu USD để đầu tư, thậm chí nắm quyền kiểm soát đối với những dịch vụ sáng giá.
Thiếu niềm tin vào hệ thống tài chính, chi phí dịch vụ tài chính quá đắt, khó khăn về giấy tờ khi mở tài khoản, địa điểm tiếp cận dịch vụ tài chính quá xa nơi ở của người dân... là những rào cản khiến mục tiêu thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam vẫn diễn ra khá ì ạch trong suốt thời gian qua.
Trong khi Việt Nam chưa có khung pháp lý về việc kinh doanh tiền ảo, cũng chưa có quy định nào công nhận bitcoin là hàng hóa, nhưng thị trường giao dịch tiền ảo vẫn diễn ra rất sôi động. Thậm chí còn xuất hiện những biến tướng mới, lợi dụng tiền ảo để kinh doanh đa cấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự