Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, người đã lèo lái ngành tài chính Mỹ vượt ra khỏi khủng hoảng toàn cầu vừa đưa ra một lời khuyên cho Trung Quốc: hãy để các công ty tự sinh tự diệt.
Saudi Arabia nhắn với ngành dầu khí Mỹ: Hãy phá sản nếu không cắt giảm chi phí!
- Cập nhật : 25/02/2016
(Tai chinh)
“Điều này nghe có vẻ khó khăn, nhưng đây là cách hiệu quả nhất để cân bằng lại thị trường”, Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia nói.
Một trong những nhân vật quyền lực nhất trên thị trường dầu mỏ quốc tế đã mang theo một thông điệp cứng rắn đến Houston với hi vọng có thể chấm dứt tình trạng giá dầu thấp: những nhà sản xuất dầu chi phí cao chỉ có 3 lựa chọn – cắt giảm chi phí, vay thêm tiền mặt hoặc phá sản.
Đối với hàng nghìn lãnh đạo công ty dầu khí đang tham dự hội thảo CERAWeek do HIS tổ chức, thông điệp từ Ali al-Naimi (Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia) đồng nghĩa với mạnh tay cắt giảm chi tiêu, sa thải lượng lớn nhân sự và từ bỏ những giàn khoan đang nằm bất động.
“Điều này nghe có vẻ khó khăn, nhưng đây là cách hiệu quả nhất để cân bằng lại thị trường”, Naimi nói.
Ông này cũng khẳng định Saudi Arabia tin rằng thỏa thuận “đóng băng sản lượng” vừa được thông qua với Nga sẽ góp phần cân bằng lại thị trường. Qua thời gian, các nhà sản xuất có chi phí cao sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ, nhu cầu cũng tăng lên và lượng dầu tồn sẽ dần dần được giải quyết.
Những người mà Naimi đối mặt ở Houston cũng chính là những người mà Saudi Arabia đang cố gắng hạ gục. Đó là những công ty dầu đá phiến ở North Dakota, những công ty dầu cát ở Canada và cả những công ty đang thăm dò khai thác ở vùng nước sâu ngoài khơi Brazil. Họ có một điểm chung là cần giá dầu cao hơn mức hiện tại để có thể thu được lợi nhuận.
Theo đánh giá của Moody’s, khoảng 74 công ty dầu khí ở Bắc Mỹ đang đối mặt với khó khăn nghiêm trọng. Mark Papa, CEO của EOG Resources, dự báo trong những tháng tới sẽ xuất hiện một làn sóng các công ty thăm dò dầu đá phiến ở Texas cho tới North Dakota bị “tàn sát”. Tuy nhiên những kẻ còn sống sót sẽ trở nên bảo thủ hơn.
Trên thực tế “đơn thuốc” mà Naimi nhắc đến đã được một số công ty áp dụng. Tháng 12 năm ngoái, sản lượng dầu khai thác từ mỏ Bakken ở North Dakota đã giảm mạnh nhất trong 1 thập kỷ. Sản lượng ở Texas, nơi có mỏ Eagle Ford và Permian, sản lượng suy giảm lần đầu tiên kể từ năm 2010.
Thông điệp của Ali al-Naimi chắc chắn cũng sẽ lan truyền cả ra bên ngoài ngành dầu khí Mỹ. Những biện pháp cắt giảm chi tiêu, tăng nợ và cắt giảm nhân công đang bắt đầu ảnh hưởng đến cả những ngân hàng ở Oklahoma hay đến những nền kinh tế đang cạn tiền như Venezuela và Brazil.