Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
Nội tệ của Indonesia là đồng tiền tệ nhất châu Á
- Cập nhật : 21/12/2015
(Tai chinh)
Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.
Đồng rupiah được dự báo sẽ là đồng tiền có diễn biến tồi tệ nhất ở châu Á trong năm 2015. Dự trữ ngoại hối sụt giảm và rủi ro dòng vốn tháo chạy đang đe dọa đồng nội tệ của Indonesia.
Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.
Trong 2 năm 2014 và 2015, đồng ringgit của Malaysia đều giảm giá mạnh nhất khu vực. Trước đó, trong các năm 2012 và 2013, ngôi vị thuộc về đồng nội tệ của Indonesia với mức giảm lần lượt 5,9% và 21%. Các nguyên nhân gồm có giá hàng hóa lao dốc và Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ khiến dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi các quốc gia đang phát triển.
Suốt 9 tháng tính đến tháng 11 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Indonesia đã liên tục sụt giảm. Với dự trữ ngoại hối giảm 10% kể từ đầu năm đến nay và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013, NHTW Indonesia đang bị hạn chế khả năng bảo vệ đồng nội tệ. Mỹ nâng lãi suất và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại khiến giá hàng hóa giảm sâu hơn.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 38% lượng trái phiếu Chính phủ (bằng nội tệ) của Indonesia, khiến nước này mong manh trước kịch bản dòng vốn tháo chạy. Tỷ lệ ở Malaysia là 21% trong khi của Thái Lan chỉ ở mức 15%.
Tổng thống Joko Widodo đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào xuất khẩu hàng hóa, nhưng một sự chuyển đổi như vậy cần có thời gian và các chuyên gia kinh tế dự báo đất nước này sẽ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng rất khiêm tốn trong năm 2016. Tuần trước, NHTW Indonesia cho biết dư địa để cắt giảm lãi suất đang gia tăng. Một động thái như vậy sẽ khiến đồng rupiah suy yếu hơn.
Societe Generale dự đoán đến cuối năm 2016 rupiah sẽ giảm xuống mức 15.300 rupiah đổi 1 USD, trong khi các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra con số dự báo trung bình 14.800 rupiah. Trong số 23 đồng tiền mới nổi, chỉ có đồng peso của Argentina và real của Brazil có diễn biến tệ hơn rupiah trong khoảng thời gian này.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đưa ra nhận định rằng 2016 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với Indonesia. Mặc dù khu vực công đã được cải thiện, thu thuế là một trở ngại đe dọa sẽ cản trở kế hoạch của Chính phủ. World Bank dự báo kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm tới.