Những dự báo chính xác nhất về cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý trong năm 2015 đem đến cho nhà đầu tư một lời cảnh báo để bước vào năm 2016: đừng tin vào lời tiên tri của đám đông.
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu tác động như thế nào đến giá dầu?
- Cập nhật : 22/12/2015
(Kinh te)
Dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khối OPEC vốn đang lung lay.
Trải qua 40 năm, lệnh cấm xuất khẩu dầu thô cũng đến hồi kết thúc. Tuy trong ngắn hạn nó ít tác động đến ngành dầu mỏ Mỹ, nhưng về lâu về dài việc hủy bỏ lệnh cấm có tác động đến ngành sản xuất đá phiến và đem sức mạnh đến cho Hoa Kỳ trong cuộc chiến năng lượng toàn cầu.
Thời gian gần đây, sản lượng dầu mỏ sản xuất tại Mỹ đạt 9,2 triệu thùng / ngày. Trong đó, một nửa là từ khai thác dầu đá phiến. Nhưng, Mỹ cũng nhập khẩu 7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Với tình hình thế giới ngập trong dầu thô như hiện nay thì nhu cầu đối với dầu xuất khẩu từ Mỹ không nhiều.
Tuy nhiên, dù “lính mới” trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sẽ không dành được nhiều thị phần ngay lập tức, đây sẽ là thách thức cho khốiOPEC vốn đang lung lay. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã cho phép nguồn lực thị trường định giá dầu từ năm ngoái, từ bỏ chính sách thao túng giá thông qua hạn ngạch sản lượng. Thế giới vẫn đang dư thừa 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, và có thể Iran sẽ trở lại cung cấp dầu ra thị trường vào đầu năm sau.
Theo John Kilduff – chuyên gia đến từ Again Capital, “Dầu sẽ tiếp tục được đưa vào thị trường vốn đã cực kỳ dư cung. Điều này có thể gây rắc rối cho Nga và OPEC vì cuộc chiến thị phần diễn ra rất mãnh liệt. Điều đó làm tổn thương họ ở một vài khía cạnh”. Mỹ là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 sau Nga và Ả rập.
Trong khi đó Tổng thư ký OPEC Abdalla El-Badri nhận định, thị trường không chịu ảnh hưởng nào từ Mỹ vì nước này vốn là một nước nhập khẩu dầu.
Tuy nhiên dầu xuất khẩu từ Mỹ có thể làm mất cân bằng thị trường dầu thế giới. Cụ thể, Mỹ đã cho phép xuất khẩu (hạn chế) dầu thô ngọt nhẹ sang Mexico. Mexico sử dụng sản phẩm dầu thô nhẹ trong các nhà máy lọc dầu, đồng thời xuất khẩu dầu thô nặng hơn sang các nhà máy lọc dầu của Mỹ ở vùng vịnh. Giờ đây luồng xuất khẩu này sẽ không bị hạn chế.
Venezuela cũng có thể tận dụng số dầu xuất khẩu từ Mỹ, trộn chúng với loại dầu nặng hơn để tạo thành hỗn hợp dễ bán hơn.
Tin tức xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu có tác động trực tiếp, làm thu hẹp chênh lệch giá dầu thô biển Bắc (WTI) và giá dầu Brent, 2 chỉ số cơ bản của thị trường dầu mỏ thế giới. Trên thị trường hợp đồng tương lai tháng ba, giá dầu WTI cao hơn giá dầu Brent.
“Thị trường dầu WTI đã chịu ít nhiều ảnh hưởng từ trước đó. Vì vậy tôi cho rằng không nên lo lắng nhiều về khối lượng dầu của Mỹ. Có thể sẽ có đôi chút ảnh hưởng đến lượng dự trữ. Tuy nhiên thị trường sẽ linh hoạt hơn.” Đồng sáng lập Tudor Pickering - Dan Pickering nhận định.
Ông cũng cho biết động thái dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu sẽ thất bại về mặt chính trị nếu giá dầu trên thị trường quay lại mức 100 USD/thùng và hành động xuất khẩu được xem là làm tổn thương người tiêu dùng.
Về mặt khái niệm, người thua cuộc là ngành lọc dầu. Họ đã từng có nguồn cung dồi dào và ít bị hạn chế. Tuy rằng không có nhiều thay đổi trong sản lượng ngắn hạn nhưng rõ ràng họ đã bị mất nguồn cung chiến lược. Nhưng ông Dan Pickering cho rằng những nhà sản xuất dầu Mỹ không dễ dàng bị mắc bẫy. Họ có khách hàng tiềm năng và cuối cùng vẫn là những người thắng cuộc.
Các công ty vận chuyển dầu thô cũng được lợi trong việc này.
Một số Đại biểu Quốc hội Mỹ cũng đang nỗ lực chạy đua và Nhà Trắng có thể khôi phục lại lệnh cấm tạm thời trong quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia hoặc nếu nguồn cung trong nước bị ảnh hưởng.