Khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đang giảm xuống.

Những thông tin tiêu cực về tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và sự thay đổi chính sách tiền tệ thường xuyên của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư vừa hoang mang vừa choáng váng, khiến trào lưu rút vốn khỏi thị trường này càng gia tăng, đạt tới 1.000 tỷ USD trong năm 2015.
Theo đánh giá của Bloomberg Intelligence, số vốn rút khỏi Trung Quốc trong năm 2015 đã gấp 7 lần so với con số của năm 2014. Làn sóng rút vốn đạt đến đỉnh điểm vào tháng 9/2015 với tổng cộng 194,2 tỷ USD.
Số vốn rút khỏi thị trường này trong tháng 12/2015 đạt mức cao thứ 2 trong năm với 158,7 tỷ USD, tăng 50 tỷ USD so với tháng trước.
Ngoài tình trạng các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường, các nhà xuất khẩu cũng chuyển sang dự trữ đồng USD thay vì chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ, Tom Orlik, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á ở Bắc Kinh của Bloomberg nhận định.
“Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng rút vốn ồ ạt kéo dài đến cuối năm 2015 chính là bởi sự truyền thông kém của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc về sự chuyển đổi trong chính sách tiền tệ của họ,” Mark Williams, kinh tế trưởng khu vực châu Á của Công ty Capital Economics tại Luân Đôn nhận định.
Cũng theo Mark Williams: “Tình trạng rút vốn sẽ tiếp tục mạnh mẽ vì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn chưa thể lấy được tín nhiệm của các nhà đầu tư về những động thái họ đang tiến hành và những mục tiêu chính sách mà họ có thể đạt được”.
Trong khi đó, Cục Ngoại hối Quốc gia của Trung Quốc khẳng định rằng dự trữ ngoại hối của quốc gia này vẫn đủ để bù đắp lượng vốn rút khỏi thị trường ngày càng ồ ạt. Trên thực tế, dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã giảm 523 tỷ USD xuống mức 3.330 tỷ USD trong năm 2015 – đây là lần giảm đầu tiên theo năm kể từ năm 1992.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế tại Bloomberg dự đoán rằng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 3.000 tỷ USD trong năm nay, và giảm sâu hơn xuống mức 2.660 tỷ USD vào năm 2017.
Khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đang giảm xuống.
Từ nội dung trả lời điều trần của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh trước các nhà làm luật, giới phân tích đã nới dự đoán thời gian tăng lãi suất sang đến đầu năm 2017.
Giới chức Nga đã quyết định sẽ đàm phán với Saudi Arabia và các quốc gia thành viên OPEC khác về việc cắt giảm sản lượng để chặn đà lao dốc của giá dầu.
Hãng Royal Dutch Shell đã được hội đồng cổ đông thông qua quyết định mua lại tập đoàn BG và đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất trong ngành dầu khí khi giá dầu thế giới đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng kinh tế 2008.
Đồng USD không có nhiều biến động trong sáng nay (28/1/2016 - giờ Việt Nam) sau khi bị bán ra khá mạnh trong phiên hôm qua sau cuộc họp của Fed. Hiện 1 USD đổi được 0,9182 EUR; 118,7700 JPY; 0,7019 GBP; 1,0160 CHF…
Một khu vui chơi ở Trung Quốc đã nghĩ ra chiêu trò mới để tri ân khách hàng, đó là cho giật tiền thoải mái, giật được bao nhiêu thì giật.
Chính quyền Bắc Kinh ngày 26/1 thông báo người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) Vương Bảo An đang bị điều tra về các hoạt động tình nghi tham nhũng.
Ireland đang chứng kiến một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dược phẩm khi nhiều doanh nghiệp trên thế giới dời đến nước này để tận dụng thuế suất doanh nghiệp thấp.
Đồng USD phục hồi nhẹ trở lại trong phiên giao dịch sáng nay (27/1/2016 - giờ Việt Nam) tuy nhiên tâm lý lo ngại Fed lui lại thời điểm tăng lãi suất vẫn đang ám ảnh các nhà đầu tư. Hiện 1 USD đổi được 0,9206 EUR; 118,2400 JPY; 0,6972 GBP; 1,0170 CHF…
Ngân hàng có trụ sở tại Mỹ cảnh báo rằng việc chuyển đổi kinh tế phức tạp và quy mô lớn của Trung Quốc sẽ gây áp lực lên các thị trường mới nổi trong vòng 5 năm tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự