Chiều hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cộng thêm sự yếu đi của đồng nhân dân tệ có thể coi là tác nhân kép gây thiệt hại đáng kể cho lĩnh vực xuất khẩu của Eurozone và Nhật Bản.
Nga- Trung Quốc nắm chặt tay hạ bệ đồng USD
- Cập nhật : 03/11/2017
Thủ tướng Nga thăm Trung Quốc mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ để giảm bớt lệ thuộc vào đồng USD.
RT ngày 1/11 dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Trung Quốc cho rằng, hệ thống tài chính quốc tế cần phải được cân bằng và đó là lý do vì sao không có chỗ cho một loại tiền tệ duy nhất chi phối.
"Hệ thống các quan hệ tài chính cân bằng nên được dựa trên việc sử dụng các loại tiền tệ dự trữ khác nhau, các hình thức giải quyết khác nhau. Không có sự thống trị của bất kỳ một loại tiền tệ nào" - Thủ tướng Medvedev nói.
Theo ông Medvedev, dù nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ như thế nào, đôi khi cũng phải đối mặt với các vấn đề. Và rủi ro từ nó gây ra sẽ khiến toàn bộ thế giới tài chính bị ảnh hưởng và việc khiến hệ thống này cân bằng hơn, thì cần phải có sự đa dạng hóa.
"Bất kể nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ như thế nào, đôi khi cũng phải đối mặt với các vấn đề. Kết quả là toàn bộ thế giới tài chính bị rung chuyển. Một hệ thống tài chính quốc tế cân bằng hơn thì sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, Nga đang rất hài lòng với vai trò ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ ở các khu vực trên toàn cầu bởi nó đang dần đại diện cho một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hai nước Nga và Trung Quốc đang ngày càng có các bước hướng tới sự mở rộng hợp tác với chung nỗ lực kiềm chề ảnh hưởng của đồng USD.
Trong tháng 5, Nga và Trung Quốc đã thành lập quỹ đầu tư trị giá 68 tỷ NDT (10 tỷ USD). Hai bên cũng có kế hoạch mở rộng hợp đồng hoán đổi tiền tệ song phương trong 3 năm nữa.
Vào năm 2014, Nga và Trung Quốc đã đồng ý thỏa thuận hoán đổi tiền tệ rúp/nhân dân tệ với thời hạn 3 năm lên tới 25 tỷ USD.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong những khu vực khai thác, có mỏ dầu.
Các chuyên gia cho rằng, một quốc gia khi đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, thậm chí vượt cả Mỹ, thì khi đó, họ có quyền để ra quy tắc.
Chuyên gia kinh tế trưởng và là Giám đốc điều hành của Học viện Kinh tế Carl Weinberg đã dự đoán rằng nhu cầu của Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu của Mỹ và Bắc Kinh và dường như "bắt buộc" Ả-rập Xê-út bán dầu thô và nhận lại đồng nhân dân tệ.
Phó Thủ tướng Nga Sergei Prikhodko cho hay, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống thanh toán qua biên giới ở Trung Quốc, hệ thống thanh toán quốc tế của Trung Quốc (CIPS), để mở rộng việc sử dụng đồng tiền nội địa trong thành toán quốc tế.
Hiện, một số ngân hàng Nga đã gia nhập hệ thống CIPS.
Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Nga (NSPK) và UnionPay của Trung Quốc đã đồng ý xử lý các giao dịch trong nước Nga sử dụng thẻ UnionPay trong NSPK.
Năm nay, hai nước này dự định một dự án thí điểm của UnionPay và Rosselkhozbank để phát hành thẻ kiểm tra cùng với hệ thống thanh toán Mir của Nga.
Giao dịch giữa Moscow và Bắc Kinh tăng 2.2% trong năm ngoái lên 69.52 tỷ USD. Các quốc gia này đã đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại lên 80 tỷ USD vào năm 2018 và 200 tỷ USD vào năm 2020.
Ngọc Dương
Theo Baodatviet.vn