tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Không phải Brexit, thị trường 100.000 tỷ USD này mới đáng để nhà đầu tư quan tâm

  • Cập nhật : 01/07/2016

(Tai chinh)

"Con voi to nhất không phải là cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, càng không phải chuyện ông Trump tranh cử Tổng thống Mỹ. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên dài gắn chặt với mức lãi suất thấp và lãi suất âm." Người duy nhất dự đoán chính xác về xu hướng lợi suất trái phiếu Mỹ năm 2014 nhận định.

anh: getty images

Ảnh: Getty Images

Thực ra, đối với Steven Major việc Anh có ra đi hay ở lại EU cũng chẳng liên qua gì đến anh.

Mặc dù là một công dân nước Anh và cũng tham gia bỏ phiếu, thứ Major quan tâm không phải là "đi" hay "ở" mà là lãi suất, lợi suất trái phiếu và tốc độ phát triển kinh tế trên toàn cầu. Major hiện đang là chủ tịch nhóm nghiên cứu tại HSBC. Anh chia sẻ, thật ra thì Brexit cũng không có gì to tát mà vấn đề quan trọng là sau hơn 1 thập kỷ, tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Lợi suất trái phiếu chính phủ đã chạm gần tới mốc thấp nhất lịch sử.

"Con voi to nhất không phải là cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, càng không phải chuyện ông Trump tranh cử Tổng thống Mỹ. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên dài gắn chặt với mức lãi suất thấp và lãi suất âm. Đó mới chính là con voi mà cả thế giới cần phải bàn đến." Major cho biết.

Trong khi quyết định ra đi của Anh làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu, nhà đầu tư khắp nơi lao ra tìm kiếm tài sản an toàn, Major nói với nhà đầu tư hãy giành vài phút và nhìn toàn bộ vấn đề rồi hoảng loạn cũng chưa muộn.

Những vấn đề liên quan đến cấu trúc như nhân khẩu học, nợ công bùng nổ và khoảng cách giàu nghèo đang ăn mòn nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, lãi suất thấp là một hậu quả tự nhiên của việc chính phủ vay nợ quá nhiều sau khủng hoảng tài chính.

Trong khi nợ công đem lại động lực thúc đẩy rất cần thiết cho các nền kinh tế, gánh nặng nợ bóc lột năng lực tiêu dùng người dân - vốn là nguồn lực quan trọng hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế trong tương lai. Trong tháng vừa qua, OECD đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang sa đà vào bẫy "tăng trưởng thấp tự tạo ra".

nguoi duy nhat du doan chinh xac den 96,77% xu huong loi suat trai phieu chinh phu 10 nam.

Người duy nhất dự đoán chính xác đến 96,77% xu hướng lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm.

Năm 2014, khi mà hầu hết các nhà kinh tế trên thị trường đều dự đoán lợi suất trái phiếu cuối năm sẽ tăng với kỳ vọng nền kinh tế Mỹ mạnh lên sẽ thúc giục Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, một mình Major tuyên bố cầu trái phiếu sẽ không thay đổi và lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ rơi xuống mức 2,1%. Và kết quả là Major đã dự đoán đúng đến 96,77%, lợi suất trái phiếu giảm 0,86% xuống còn 2,17%.

Tất cả mọi người đều nói Major chỉ là muốn trở nên khác biệt so với những nhà kinh tế còn lại, anh đã phản pháo rằng: "Tất cả mọi người đều có thể chống lại số đông bằng cách nói 'Tôi không đồng ý'. Tôi thành thật muốn nói cho mọi người biết chúng ta đã duy trì mức lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài. Những vấn đề cấu trúc đang ăn mòn tất cả cơ hội hồi phục chu kỳ."

Với tốc độ tăng trưởng toàn cầu ì ạch như hiện nay, không có lý do gì để không tin rằng nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm trái phiếu chính phủ với vai trò là một tài sản an toàn. Major dự đoán lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm sẽ duy gì ở mức hiện tại và kết thúc ở mức 1,5% vào cuối năm nay - thấp hơn tất cả các dự báo khác trên thị trường.

loi suat trai phieu chinh phu gan cham moc day nam 2012.

Lợi suất trái phiếu chính phủ gần chạm mốc đáy năm 2012.

Ngày 24/6, lợi suất trái phiếu 10 năm đã giảm mạnh nhất 5 năm sau khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh kết thúc. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, lợi suất trái phiếu ở mức 1,56%. Hôm qua, lợi suất trái phiếu tiếp tục giảm xuống 1,46% - chạm gần mức đáy năm 2012 là 1,38%.

Sự việc Brexit trong tuần vừa rồi lại càng quan điểm của Major đúng hơn bao giờ hết. Trong khi bà chủ tịch Fed tuyên bố khả năng tăng lãi suất gắn chặt với số liệu kinh tế Mỹ, bà cũng cho biết tốc độ tăng trưởng thấp ở Trung Quốc và ảnh hưởng của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh là 2 lý do trì hoãn tăng lãi suất.

Trên thị trường hợp đồng kỳ hạn quỹ Liên bang, khả năng tăng lãi suất cuối năm đã giảm còn 15%. Trước vụ Brexit, con số này là 50%. Các nhà giao dịch thậm chí đang đặt cược vào khả năng lãi suất giảm.

Tất nhiên, thị trường vốn lúc nào cũng nhiều đồn đoán trái chiều, nhưng vẫn giống như 2 năm trước, Major khẳng định nguy cơ Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng trong 2 năm tới sẽ khiến tất cả các nhà kinh tế đều đồng lòng mà nói rằng lãi suất sẽ giảm. Ngay cả khi Mỹ có thành công tránh khỏi khủng hoảng thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ ì ạch, đủ để giữ Fed không tăng lãi suất.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục