tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá trị tiền tệ châu Á xuống đáy nhiều năm

  • Cập nhật : 26/08/2015

(Tin kinh te)

Rút khỏi đồng nội tệ của nhóm nước mới nổi, nhiều nhà đầu tư rót mạnh vốn vào đồng Euro và đồng Yên...

gia tri tien te chau a xuong day nhieu namdong rupiah cua indonesia va dong ringgit cua malaysia rot xuong muc thap nhat tinh tu thoi ky khung hoang tai chinh toan cau 17 nam truoc - anh: getty images.

Giá trị tiền tệ châu Á xuống đáy nhiều nămĐồng Rupiah của Indonesia và đồng Ringgit của Malaysia rớt xuống mức thấp nhất tính từ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 17 năm trước - Ảnh: Getty Images.

Hai phiên giao dịch đầu tuần này, giá trị đồng tiền của nhiều nước châu Á hạ xuống mức thấp nhất trong nhiều năm dù đồng USD hạ giá.

Theo tờ South China Morning Post, nhà đầu tư tiếp tục rút mạnh tiền khỏi các thị trường mới nổi do lo sợ kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế nhiều nước.

Rút khỏi đồng nội tệ của nhóm nước mới nổi, nhiều nhà đầu tư rót mạnh vốn vào đồng Euro và đồng Yên.

So với đồng USD, giá trị đồng Euro hiện đã lên mức cao nhất trong 6 tháng, còn đồng Yên lập mức đỉnh trong 3 tháng. Chốt phiên hôm nay, đồng Yên tăng 0,44% so với đồng USD và giao dịch ở mức 119,42 Yên/USD. Đồng Euro tăng 0,27% so với đồng USD và chốt ở mức 1,1547 USD/Euro.

Phiên giao dịch hôm nay trên thị trường châu Á, đồng Rupiah của Indonesia và đồng Ringgit của Malaysia rớt xuống mức thấp nhất tính từ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 17 năm trước. Nhiều nhà đầu tư cho rằng khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu đi, nhóm các nước này sẽ xuất khẩu được ít hơn.

Đồng Đô la Úc, đồng Bath Thái và đồng Đô la Đài Loan chạm mức đáy trong 6 năm.

Đồng nội tệ các nước mới nổi tiếp tục hạ giá ngay cả sau khi nhà đầu tư bớt kỳ vọng vào khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD vào tháng 9.

Chỉ số USD - dùng để đo biến động của đồng USD so với giỏ các đồng tiền chủ chốt trên thế giới - hạ 0,7%, xuống mức thấp nhất hai tháng.

Phân tích về lý do sụt giảm của các đồng tiền châu Á, ông Min Lan Tan, trưởng bộ phận đầu tư tại UBS Wealth Management, nói: “Nhìn chung, Trung Quốc đã tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin. Ngoại trừ Ấn Độ, các nền kinh tế châu Á khác đang chịu tác động từ việc nhu cầu hàng hóa Trung Quốc suy giảm. Trung Quốc đang nắm giữ yếu tố điều chỉnh niềm tin vào thị trường châu Á, thế nhưng tôi khẳng định sẽ không có khủng hoảng tài chính châu Á.”

“Sắc đỏ” tràn ngập trên thị trường ngoại tệ châu Á đã khiến nhiều ngân hàng trung ương các nước phải tính đến biện pháp can thiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo Chính phủ Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng địa phương, nhằm làm dịu căng thẳng về thanh khoản khi tiền liên tục bị rút ra.

Ông Tan dự báo tình hình khu vực sẽ ổn định hơn, chỉ khi hoạt động kinh tế của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi rõ nét. Thông tin về sản xuất Trung Quốc sẽ được công bố vào ngày 1/9 tới.

(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)

Trở về

Bài cùng chuyên mục