Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa soạn thảo một dự luật nhằm loại bỏ việc sử dụng đồng đô la Mỹ và euro trong thương mại giữa nhiều nước như Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan…
Doanh nghiệp Đông Nam Á chật vật với mối lo nợ ngoại tệ
- Cập nhật : 02/09/2015
(Tin kinh te)
Các doanh nghiệp Đông Nam Á có xu hướng mở rộng hoạt động ra nước ngoài và nắm bắt lợi thế từ dịch vụ vay vốn lãi suất thấp. Tuy nhiên, xu hướng này gặp trở ngại khi USD mạnh lên làm tăng gánh nặng nợ nần bằng ngoại tệ.
Các doanh nghiệp Indonesia và Malaysia đang sở hữu các khoản nợ ngoại tệ có thể phải huy động vốn và tái cơ cấu các khoản nợ, giữa bối cảnh đồng rupiah và ringgit đang bị mất giá, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua.
Các doanh nghiệp Đông Nam Á có xu hướng mở rộng hoạt động ra nước ngoài và nắm bắt lợi thế từ dịch vụ vay vốn lãi suất thấp.
Theo đánh giá của Standard & Poor's (S&P), trong năm 2014 các khoản nợ bằng ngoại tệ chiếm tới 33% tổng nợ của 100 doanh nghiệp lớn tại Đông Nam Á, trong khi tỷ lệ tương ứng của năm 2011 chỉ là 16%.
Đáng chú ý, gần 40% số doanh nghiệp này có số nợ ngoại tệ chiếm hơn một nửa tổng nợ, tăng gấp đôi so với bốn năm trước đó.
Nhu cầu tái cấp vốn hiện đang nổi lên mạnh mẽ tại Indonesia, nơi chứng kiến tỷ lệ nợ bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng với tốc độ nhanh nhất trong 5 năm qua.
Nhiều doanh nghiệp Indonesia có doanh thu chủ yếu tại thị trường trong nước nên không bị phụ thuộc vào việc vay vốn bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân lại đang phải đối mặt với tình trạng thắt chặt thanh khoản và buộc phải tìm cách huy động vốn.
Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Indonesia PT Malindo Feedmill Tbk đã lên kế hoạch phát hành 51 triệu USD cổ phiếu mới nhằm trang trải nợ nần, trong đó có các khoản nợ bằng ngoại tệ.
Trong khi đó, tại Malaysia, tập đoàn Sime Darby Bhd, vừa hoàn tất thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD mua lại công ty sản xuất dầu cọ New Britain Palm Oil Ltd tại Papua New Guinea cũng đang tìm kế củng cố bảng quyết toán.
Jeffrey Yap, Giám đốc đầu tư tại quỹ đầu tư mạo hiểm Ark One, cho rằng tình hình nợ bằng ngoại tệ doanh nghiệp Indonesia và Malaysia cũng đáng lo ngại.
Tuy nhiên, hầu hết các công ty phát hành cổ phiếu bằng đồng USD có quy mô hoạt động khá lớn, bởi vậy nếu có khả năng thanh khoản tại nước ngoài tốt, họ sẽ vẫn hoạt động tốt.
S&P cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy, lượng phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã tăng gần 120%, lên gần 85 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2009 tới năm 2014.