Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỉ giá.
Việt Nam có gì hấp dẫn đối với nhà đầu tư Nga?
- Cập nhật : 18/11/2015
(Kinh te)
Vốn đầu tư của Liên bang Nga chủ yếu đổ vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; khai khoáng và kinh doanh bất động sản... tại Việt Nam.
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10/2015, các nhà đầu tư Liên bang Nga có 113 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,96 tỷ USD tại Việt Nam. Nga hiện đang xếp thứ 17 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2015 các nhà đầu tư Nga đã rót vốn vào Việt Nam 8 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 11,45 triệu USD, xếp vị trí thứ 32 trong 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng.
Hầu hết các dự án của Liên bang Nga tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 37 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,13 tỷ USD, chiếm 32,7% về số dự án và 57,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với 7 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 581,2 triệu USD, lĩnh vực khai khoáng đứng thứ 2, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư đăng ký 72,7 triệu USD, chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư.
Phân theo hình thức đầu tư, vốn đầu tư của Liên bang Nga tập trung nhiều nhất vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 69 dự án với tổng vốn đầu tư 1,26 tỷ USD, chiếm 61% tổng số dự án và 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đứng thứ hai với 4 dự án có tổng vốn đầu tư 381,2 triệu USD, chiếm 19,36% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án còn lại đầu tư theo hình thức liên doanh và hình thức công ty cổ phần.
Phân theo địa bàn đầu tư, Liên bang Nga có dự án đầu tư trên 24 tỉnh, thành phố cả nước. Với dự án 1 tỷ USD, Bình Định dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký của Liên bang Nga tại Việt Nam, chiếm 50,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Khu vực dầu khí ngoài khơi đứng thứ hai với 6 dự án có tổng vốn đầu tư là 531,2 triệu USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư là 130,7 triệu USD. Tiếp theo là các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Một số dự án lớn của Liên bang Nga tại Việt Nam:
- Dự Công ty TNHH Bus Industrial Center do ông Tokarev Genadii Invanovich, Nga đầu tư, tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD; mục tiêu xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe bus và dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định.
- Hợp đồng dầu khí lô 129,130,131,132 ký ngày 28/10/2008 với tổng vốn đầu tư là 328,2 triệu USD với mục tiêu tìm kiếm,thăm dò dầu khí tại lô 129-132 trên diện tích 28.300km2 .
- Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí lô 12/11 ký ngà 19 tháng 12 năm2012, tổng vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD với mục tiêu khai thác dầu khí.
- Dự Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hải và dầu do Cty TNHH 'Soges Corporation đầu tư, tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD; mục tiêu thăm dò địa chất thềm lục địa, đóng mới giàn khoan, đóng tàu, dịch vụ cầu cảng tại Bà Rịa – Vũng Tàu.