Trung Quốc bất ngờ giảm giá đồng NDT kể từ hôm qua. Sự kiện này làm khuấy đảo thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi vẫn còn chưa rõ là đồng NDT có được duy trì giảm giá không nhưng vị thế thị trường đã được phân định thành hai bờ đối lập.
Làm rõ hơn chuyện người Việt gửi 7,3 tỷ USD ở nước ngoài
- Cập nhật : 15/04/2016
(Tai chinh)
Mấy hôm nay báo chí và người dân bình luận nhiều về thông tin người Việt gửi 7,3 tỷ USD ở nước ngoài sau khi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách công bố một báo cáo. Bài viết cung cấp một cách phân tích của một nhà nghiên cứu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright về con số trên.
Từ đâu có con số 7,3 tỷ USD ?
Các bình luận nổi lên sau khi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VEPR ) hồi đầu tuần công bố một báo cáo cho biết, “dòng vốn đầu tưkhác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD”.
Trả lời trong một chương trình của VTV, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trích dẫn nguồn từNgân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho biết các tổ chức tín dụngtrong nước gửi ở nước ngoài khoảng 6 tỷ USD và các tổ chức khác trong nước gửi 1,9 tỷ USD, tổng cộng là 7,9 tỷ USD.
Ngoài ra, còn các dòng khác đi vào, nên VEPR công bố con số 7,3 tỷ USD (trong quý III/2015).
“Đây là con số bất thường, bởi vì cùng kỳ này ở các năm trước, con số đó là âm, chỉ khoảng 2 tỷ USD, thậm chí năm trước đó gần như bằng 0”, TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.
TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh đây là một sự bất thường trong dòng chảy về ngoại tệ giữa trong nước và ngoài nước. Khi cần sẽ có một dòng chảy ngược lại, hoặc phải đi vay hoặc huy động ở một cách khác, chứ chưa gây ra hệ lụy gì đáng kể.
Chuyên gia Fulbright nói gì?
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, làm sáng tỏ thêm một số điểm dẫn tới các cách suy diễn khác nhau xung quanh con số này.
Dòng tiền và tiền gửi xuyên biên giới là dòng tiền mà các tổ chức/cá nhân trong nước gửi ra nước ngoài không có hoặc có kỳ hạn rất ngắn. Theo định nghĩa, tiền và tiền gửi không phải là tiền chuyển ra nước ngoài để thanh toán dịch vụ (du lịch, y tế, giáo dục); không phải là tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; không phải là tiền đầu tư chứng khoánnước ngoài; không phải là tiền cho vay có kỳ hạn.
Trích dẫn số liệu của NHNN công bố, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, trong quý III/2015, dòng tiền 7,968 tỷ USD đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi. Trừ đi khoản phải thu khác là 104 triệu USD, thì dòng tiền còn 7,864 tỷ USD.
Trong dòng tiền 7,968 tỷ USD trên, có 5,968 tỷ USD là tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài tiền gửi của các TCTD, còn có dòng tiền 2 tỷ USD là của “khu vực khác” gửi ra nước ngoài trong quý III 2015.
Cũng trong quý III/2015, có dòng tiền 535 triệu USD là tài sản khác chảy vào Việt Nam (trong đó có tiền gửi của tổ chức/người nước ngoài vào Việt Nam là -732 triệu USD và vay nước ngoài 1,267 tỷ USD).
Lấy 7,64 tỷ USD dòng tiền ra trừ đi 535 triệu USD dòng tiền vào, ta có được dòng tiền đi ra “ròng” dưới dạng tài sản khác là 7,329 tỷ USD. Đây là con số 7,3 tỷ USD mà VEPR công bố.
“Ý nghĩa là riêng trong quý III/2015, có 7,3 tỷ USD dưới dạng tiền gửi và vay ngắn hạn tính ròng đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài. Tiền này là của các TCTD lẫn các tổ chức khác”.
Sang quý IV/2015, dòng tiền gửi từ Việt Nam ra nước ngoài (từ đầu đến cuối quý) là 3,320 tỷ USD, trong đó của các TCTD là 369 triệu USD. Số liệu này không có nghĩa là tiền gửi của các TCTD ra nước ngoài đã giảm từ 7,9 tỷ cuối quý III xuống còn 369 triệu USD cuối quý 4 như Thời báo Kinh tế Sài Gòn giải thích.
Cách hiểu đúng là 7,9 tỷ USD đi từ Việt Nam ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi trong quý III, rồi sang quý IV có một dòng tiền nữa là 369 triệu USD.
Như vậy, cộng cả 4 quý, có 14,184 tỷ USD đã đi từ Việt Nam ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi trong năm 2015, trong đó tiền gửi của các TCTD là 4,630 tỷ USD và của “khu vực khác” là 9,554 tỷ USD.
“Khu vực khác” ở đây là tất cả các tổ chức/cá nhân ở Việt Nam (theo khái niệm người/tổ chức thường trú từ 1 năm trở lên của IMF) ngoài các TCTD, chuyên gia của Fulbright giải thích thêm.
“Chúng ta nên hiểu dòng tiền này là tài sản có của Việt Nam và là ngắn hạn do các ngân hàng Việt Nam và các tổ chức khác gửi ở nước ngoài (có hưởng lãi) và lúc nào cũng có thể rút về nước,” ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.
Theo số liệu của NHNN, trong quý IV/2015, Việt Nam ghi nhận thặng dư 3,8 tỷ USD trong cán cân tài chính nhưng thâm hụt 1,34 tỷ USD ở cán cân vãng lai. Cán cân tổng thể thặng dư 2,66 tỷ USD.