Câu chuyện huy động 300-500 tấn vàng trong dân lại nóng trở lại khi Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến về Nghị định 24. Liệu có dẫn đến tình trạng vàng hóa trở lại?
Cơn sốt tiền ảo: Động lực và rủi ro
- Cập nhật : 29/11/2017
Việc bitcoin vượt mốc 10.000 USD phản ánh cơn sốt đầu tư mà một số người xem như "bong bóng".
Trong bối cảnh các loại tiền ảo không ngừng tăng giá, ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm cách tham gia vào làn sóng đầu cơ lớn nhất kể từ khi cơn sốt dotcom.
Đồng tiển nổi tiếng nhất - bitcoin - vừa vượt mốc 10.000 USD trong tuần này dù chỉ mới đạt 2.000 USD hồi đầu năm nay.
Tiền ảo, đặc biệt là bitcoin, hiện đang gây sốt (Nguồn: RT.com).
Tiền ảo là gì?
Cryptocurrency (tiền kỹ thuật số/ tiền ảo) là một sản phẩmkết hợp giữa các tài sản số, lượng lớn thuật toán và một mạng lưới các máy chủ lưu trữ những dữ liệu được chia sẻ.
Khác với tiền tệ thông thường, tiền ảo không do ngân hàng trung ương (NHTW) phát hành nên nằm ngoài phạm vi quản lý của chính phủ các nước. Loại tiền đặc biệt này được mã hóa và người sở hữu có thể đổi thành tiền thật mà không cần tiết lộ danh tính. Đặc điểm này đã thu hút bọn tội phạm, các nhà quản lý và giới phê bình nhấn mạnh.
Các loại tiền ảo hiện nay (Nguồn: Shutterstock).
Ngoài bitcoin, các loại tiền ảo khác cũng tăng giá đáng kể trong năm nay, bao gồm Ethereum, Ripple, Litecoin và Dash. 4 đồng này có đặc tính khác nhau, cho phép người sở hữu sử dụng theo những cách khác nhau. Đâymột phần cũng tạo nên sự hấp dẫn và giá trị của mỗi đồng tiền. Bitcoin được xem như công cụ thay thế cho đồng tiền của ngân hàng trung ương; Ethereum là "nhiên liệu bí mật" chứ không phải để dùng như một loại tiền tệ. Trong khi đó, Ripple nhằm vào các thị trường tài chính, chẳng hạn như ngoại hối.
Rủi ro liên quan đến bitcoin là gì?
Khi so sánh với bong bóng hoa tulip của Hà Lan, các nhà quản lý cảnh báo về những nguy hiểm xung quanh một thị trường cho đến nay vẫn chưa được kiểm soát, không thanh khoản và có xu hướng biến động mạnh về giá.
Preston Byrne – nhà sáng lập công ty phần mềm blockchain Monax – chỉ ra 4 rủi ro: Bitcoin chỉ nằm trong tay một vài người và không thể biết ai có bitcoin; thị trường thường xuyên bị thao túng; và việc một giao dịch có diễn ra hay không đều do xác suất chứ không được xác định theo luật pháp.
Ngoài ra, giá tiền ảo ngày càng tăng khiến những người sở hữu là mục tiêu “béo bở” cho tin tặc. Hôm thứ hai (27/11), IG Group - nền tảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới – vừa dừng giao dịch một số sản phẩm phái sinh bitcoin vì rủi ro bảo mật gia tăng.
Tính ẩn danh của bitcoin tạo ra nhiều rủi ro (Nguồn: Bitcoin Academy)
Giống như mọi loại tài sản, khả năng rời thị trường cũng là một yếu tố quyết định. Một số nền tảng và sàn giao dịch tự đưa rủi ro vào sổ sách và tự lấy tiền trả cho khách hàng trước cả khi bán được trên thị trường. Nếu nhiều khách hàng bán ra cùng lúc, các tổ chức trung gian này sẽ phải chịu áp lực tài chính vì không có quyền tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng.
Đó là chưa kể đến những vấn đề trong thế giới thực. Ví dụ, hoạt động “đào” bitcoin trong năm nay tốn nhiều điện hơn mức trung bình tiêu thụ hằng năm của 159 quốc gia, theo Digiconomist.
Tiền ảo có thể tham gia hệ thống tài chính chủ lưu không?
Những người ủng hộ lập luận rằng một khi ổn định về giá, bitcoin có thể được sử dụng như đồng tiền để dùng cho giao dịch, chứ không phải chỉ vì lợi ích đầu cơ.
"Cơ sở hạ tầng đang thích ứng với sự chuyển đổi này”, Gavin Brown - giảng viên kinh tế tài chính cao cấp tại Đại học Manchester Metropolitan và Giám đốc quỹ đầu cơ tiền ảo Blockchain Capital - nói. Tuy nhiên ông cho rằng quá trình này có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm và cần chính phủ các nước chấp thuận.
Liệu tiền ảo có nên được đưa vào hệ thống tài chính (Nguồn: Getty Images)
Trong khi đó, các nhà phê bình cảnh báo bitcoin không thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi hoặc lưu giữ giá trị, giống như tiền do NHTW phát hành.
"NHTW có thể chủ động quyết định áp dụng nhưng khả năng cao là các ngân hàng sẽ buộc phải thích ứng với công nghệ để phù hợp hơn với hệ thống và chuẩn mực hiện tại", Tara Waters - luật sư công nghệ tài chính tại Ashurst, nhận định.
Những người khác sợ rằng bong bóng có thể vỡ, gây ra lộn xộn trong thị trường.
"Tôi không nghĩ rằng bitcoin có bất kỳ vai trò gì trong hệ thống tài chính chủ lực", ông Byrne nói. Ông cho biết nhiều người dùng hết hạn mức thẻ tín dụng và thế chấp cả nhà để mua bitcoin. Chuyên gia blockchain này tin rằng ngân hàng nên hạn chế xu hướng này.
Trang Hồ / Theo Financial Times/NDH.VN