Khi Moscow tiến hành các cuộc không kích tại Syria, châu Âu nhận ra rằng, Putin trở thành người không thể thiếu trong các nỗ lực giải quyết những bất ổn đang gây nguy hiểm cho an ninh châu lục này.
Chuyên gia Bùi Trinh: Ngạc nhiên vì nhiều người hứng khởi khi VND bị phá giá
- Cập nhật : 27/08/2015
(Tin kinh te)
Khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI; hàng nông sản chỉ chiếm 10 – 12% tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 5 – 7%, chỉ khoảng vài phần trăm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Gần đây khi Trung Quốc phá giá đồng NDT các chuyên gia kinh tế của Việt Nam đã tỏ ra rất lo lắng. Về cơ bản họ lo hàng Trung Quốc giá rẻ hơn sẽ tràn vào Việt Nam và hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, PGS.TS Tô Trung Thành và chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng: Sự lo lắng của chuyên gia kinh tế là rất đang ghi nhận nhưng dường như là hơi thừa!
Theo lý giải của 2 chuyên gia nêu trên, việc nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 34% cho máy móc thiết bị, và chỉ khoảng gần 6% cho tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, việc giá hàng nhập nguyên vật liệu của Trung quốc giảm sẽ có lợi cho nước ta.
“Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên khi sản xuất hầu như phải nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ các nước khác nếu không muốn sản xuất ngưng trệ” – Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh và Tô Trung Thành nói.
Nhiều ý kiến lo ngại xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi việc Trung Quốc phá giá NDT, ông Thành và ông Bùi Trinh cho rằng lo ngại này là có lý nhưng cần thấy rằng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI; hàng nông sản chỉ chiếm 10 – 12% tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 5 – 7%, chỉ khoảng vài phần trăm xuất khẩu sang Trung Quốc.
“Tất nhiên vài phần trăm thì cũng là sản phẩm do mồ hôi và sức lực của người nông dân Việt Nam nhưng để sản phẩm của họ có thể cạnh tranh không chỉ là vấn đề tỷ giá. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ tăng lên hoặc giảm đi còn phụ thuộc vào cơ cấu của xuất khập khẩu theo nước và theo hàng hóa”.
Nền sản xuất của Việt Nam chỉ dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, theo tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu.
Như vậy VND mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng lên và chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng lên 0,65% và chu kỳ sản xuất tiếp theo chỉ số giá tăng này tăng lên 0,75% tổng ảnh hưởng 1,1% và GDP có thể bị giảm 2 – 2,27% - Nhóm chuyên gia này đưa ra tính toán.
Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP của Việt Nam gần như tương đương nhau. Nhưng nếu NHNN bị sức ép bởi các chuyên gia kinh tế tiếp tục phá giá VND có thể dẫn đến sự hoang hoang của người gửi tiền tiết kiệm, khi người dân rút tiền gửi tiết kiệm để trú ẩn vào kênh USD và vàng thì tiếp kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ, lúc đó kéo theo nền kinh tế suy trầm.
Nhóm chuyên gia đặt vấn đề: Khi xuất khẩu thực chất chỉ là xuất khẩu hộ nước khác do VIệt Nam chỉ là gia công tại sao các chuyên gia chỉ chăm chăm lo cho xuất khẩu trong khi chính tiêu dùng trong nước mới lan tỏa đến phía cung và giá trị gia tăng nhiều nhất?
“Trong trường hợp cấu trúc chi phí của sản phẩm xuất khẩu như hiện nay thì việc phá giá VND lại có lợi cho Trung Quốc”.