Tháng 6/2009, Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) phối hợp với Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã ban hành Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả. Trên cơ sở những thay đổi quan trọng của Bộ các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của IADI, bài viết có một số kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bloomberg: Tỷ giá USD/VND có thể còn điều chỉnh
- Cập nhật : 15/08/2015
(Tin phap luat)
“Giảm giá tiền đồng có thể sẽ tốt cho Việt Nam. Giờ là lúc Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu một chút”...
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hai động thái điều chỉnh tỷ giá, bao gồm một lần nâng tỷ giá tham chiếu USD/VND vào tháng 1 và một lần nâng vào tháng 5, mỗi lần tăng 1%.
Hãng tin Bloomberg vừa đăng tải một số nhận định cho rằng, tỷ giá USD/VND còn có thể điều chỉnh trong thời gian tới.
Ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước nâng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-1% lên +/-2%. Vào cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tỷ giá sẽ không tăng hoặc giảm quá 2% trong năm 2015.
Cùng với đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành bằng tiền đồng kỳ hạn 5 năm tăng thêm 6 điểm cơ bản, lên mức 6,55%, do động thái của Ngân hàng Nhà nước hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng có khả năng đẩy lạm phát tăng.
“Tình thế hiện nay sẽ khiến họ phải hành động. Có khả năng tiền đồng sẽ giảm giá thêm 1% trong thời gian từ nay đến cuối năm”, ông Fiachra MacCana, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) nói.
Trong 7 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm còn 9,5%, từ mức 14% cùng kỳ năm trước. Bởi vậy, giới phân tích đã nhìn nhận động thái nới biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước như một biện pháp để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sau khi Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng Nhân dân tệ.
Hôm nay (14/8), tỷ giá USD/VND theo số liệu mà Bloomberg đưa ra ở mức 22.094 VND/USD, ít thay đổi so với hôm qua. Nếu so với mức độ mất giá của các đồng tiền khác trong khu vực, thì tốc độ giảm giá của VND từ đầu năm đến nay thấp hơn nhiều.
Nếu tính từ đầu năm, đồng Ringgit của Malaysia đã mất giá 13%, đồng Rupiah của Indonesia mất giá 10%.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có hai động thái điều chỉnh tỷ giá, bao gồm một lần nâng tỷ giá tham chiếu USD/VND vào tháng 1 và một lần nâng vào tháng 5, mỗi lần tăng 1%.
Trước đó, trong hai năm 2013 và 2014, Ngân hàng Nhà nước mỗi năm nâng tỷ giá tham chiếu USD/VND thêm 1%.
Trong một báo cáo ra ngày 12/8, ngân hàng ANZ dự báo tỷ giá USD/VND vào cuối năm nay là 22.050 đồng. ANZ cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể cần phải giảm giá VND mạnh hơn một chút so với những năm gần đây để tránh giảm dự trữ ngoại hối.
Ông Alan Phạm, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty quản lý quỹ VinaCapital Grou, cho rằng việc nới biên độ là một lựa chọn hiệu quả thay cho điều chỉnh tỷ giá tham chiếu. “Ngân hàng Nhà nước muốn giữ lời hứa không giảm giá tiền đồng quá 2% trong năm nay. Nới biên độ là một cách làm thay thế”, ông Alan Phạm nói.
Theo chuyên gia này, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục nới biên độ lên mức +/-3% thay vì nâng tỷ giá tham chiếu USD/VND - việc đồng nghĩa với giảm giá tiền đồng.
Theo số liệu của Bloomberg, giá trái phiếu Chính phủ phát hành bằng USD của Việt Nam cũng giảm giá sau động thái nới biên độ tỷ giá. Lợi suất trái phiếu USD của Việt Nam đáo hạn năm 2020 tăng 6 điểm cơ bản trong tuần này, lên mức 4,15%. Có thể thấy, tiền đồng giảm giá sẽ đẩy lãi suất vay vốn của Việt Nam gia tăng.
“Đồng Nhân dân tệ xuống giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành bằng USD”, ông Barry Weisblatt, trưởng bộ phận nghiên cứu Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank tại Tp.HCM, nhận xét.
Theo ông Weisblatt, thị trường bất ổn “sẽ thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn, từ đó làm gia tăng chi phí vay vôn đối với các nền kinh tế mới nổi. Ảnh hưởng đối với trái phiếu nội tệ sẽ diễn ra chậm hơn”.
Theo ông Weisblatt, lợi suất trái phiếu Chính phủ bằng VND có thể tăng lên mức 6,8%.
Bà Tamara Henderson, chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu Bloomberg Intelligence ở Singapore, cho rằng, với tư cách là một nước nhập khẩu ròng từ Trung Quốc, trên phương diện song phương, Việt Nam sẽ được lợi từ việc đồng Nhân dân tệ giảm giá. Tuy vậy, khi hàng Việt Nam cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở thị trường xuất khẩu thứ ba, thì đồng Nhân dân tệ rẻ đi lại là một nguy cơ đối với Việt Nam.
Theo bà Henderson, điều này lý giải cho động thái nới biên độ của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Mekong Economics tại Hà Nội nhận định, việc nới biên độ tỷ giá USD/VND có thể làm gia tăng kỳ vọng của thị trường về một động thái giảm giá tiền đồng nữa.
“Giảm giá tiền đồng có thể sẽ tốt cho Việt Nam. Giờ là lúc Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu một chút”, ông McCarty nói.