Đi đến bất kỳ chợ hay siêu thị nào, chúng ta đều bắt gặp rất nhiều hàng hóa nông sản nước ngoài như: nho Mỹ, xoài Thái, táo Trung Quốc, sữa Úc, gạo Nhật... Những nông sản mà nông dân trong nước còn đang phải chật vật để tìm thị trường tiêu thụ thì sản phẩm tương đương của nước ngoài lại nghiễm nhiên có mặt trong bữa ăn từng gia đình người Việt.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông là những ngư trường lớn để khai thác hải sản. Với gần 2.300 tàu thuyền đánh bắt, hàng năm cung cấp hàng trăm ngàn tấn hải sản đánh lộng, ngư dân có nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề sản xuất, chế biến nước mắm. Tiềm năng thì nhiều, nhưng thương hiệu nước mắm Hà Tĩnh hiện chưa thoát ra khỏi luỹ tre làng và cung cách tiếp thị vẫn theo lối tiểu nông.
Tuy một số cơ sở sản xuất nước mắm ở tỉnh ta đã tạo được chỗ đứng trên thị trường nhưng nhìn chung bức tranh tổng thể vẫn còn quá manh mún, thiếu tính tổng thể. Để có một thương hiệu nước mắm Hà Tĩnh đủ mạnh, không thể cứ phát triển theo kiểu mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Để duy trì một thương hiệu có uy tín và lâu dài, doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng thương hiệu. Thế nhưng đầu tư như thế nào và đầu tư vào lúc nào?Nghiên cứucủa Giáo sư John Quelch và đồng nghiệp sẽ mang lại cho công ty bạn nhiều ý tưởng hay từ thực tế.
Việt Nam xuất khẩu lượng gạo lớn nhưng giá luôn thấp hơn gạo của Thái Lan vài chục USD/tấn, nguyên do là gạo Việt Nam chưa có thương hiệu và chất lượng chưa ổn định.
Thị trường bảo hiểm là một trong những mảng thị trường mở cửa sớm nhất trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Và sự xuất hiện ồ ạt của các công ty bảo hiểm nước ngoài cho thấy, Việt Nam là thị trường mang nhiều kỳ vọng của khối ngoại.
Nhái thương hiệu, ăn theo thương hiệu là thực tế đang diễn ra khi các doanh nghiệp ra đời sau, yếu kém về năng lực nhưng cùng sản xuất mặt hàng, dịch vụ với các doanh nghiệp nổi tiếng. Lại không ít doanh nghiệp có khả năng về tài chính và nhân lực cũng chọn cách này.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “nhượng quyền thương mại” với “chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” nên khi ký kết các hợp đồng giao dịch, nhất là khi đối tác là một bên nước ngoài, doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều rủi ro khi mà nội dung giao kết không phù hợp với hình thức hợp đồng.
Trước thập niên 90, khái niệm “tài sản” được nhiều người biết đến chỉ bao gồm tiền tệ và vật chất. Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều quốc gia nhất là các quốc gia phát triển đang hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và công nghệ), do đó khái niệm này được thay đổi, “tài sản” không chỉ là tiền, vàng, nhà xưởng, xe cộ ... mà nó bao gồm cả tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ.
Trong thời bao cấp, người tiêu dùng bị hạn chế về sự lựa chọn. Còn hiện tại, tuy nền kinh tế đã mở, nhưng họ vẫn đang gánh nhiều mức giá cao ngất bị thao túng bởi những tập đoàn lớn ở nhiều mặt hàng như thuốc Tây, các loại sữa.
Hôm nay chúng ta sẽ gặp 2 CEO đằng sau hai nhãn hiệu Gucci và Swatch. Cả hai đều được gọi là đấng cứu thế. Một người cứu Cty, người còn lại cứu cả một ngành công nghiệp. Nicolas Hayek - Chủ tịch kiêm CEO của Swatch Group và Domenico De Sole - Chủ tịch kiêm CEO của Gucci Group. Song Hương lược ghi.
Tiến sĩ Đỗ Nam, Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ Thừa Thiên-Huế thông báo việc xây dựng chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm nón lá Huế - được thực hiện theo chương trình 68 của Bộ Khoa học và Công nghệ đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng ngay từ đầu năm nay.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com