Kinh tế học vi mô (microeconomic) là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó).
Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế học công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực công cộng là đánh thuế và chi tiêu công cộng.
Kinh tế học quốc tế là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ thế kỷ XVIII và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfred Marshall, John Maynard Keynes, và Paul A. Samuelson. Tuy nhiên, chỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với việc ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quốc tế mới trở nên phát triển sâu và rộng.
Kinh tế học môi trường là một chuyên ngành của kinh tế học ứng dụng đề cập đến những vấn đề môi trường (thường còn được sử dụng bởi các thuật ngữ khác). Khi sử dụng các phương pháp chuẩn tắc của kinh tế học tân cổ điển, nó được phân biệt với kinh tế xanh hay kinh tế sinh thái trong đó bao gồm cả các cách tiếp cận không chuẩn tắc cho những vấn đề môi trường, khoa học môi trường, nghiên cứu môi trường, hoặc sinh thái. Theo chương trình Kinh tế học Môi trường của Cơ quan Quốc gia về Nghiên cứu Kinh tế (NBER), Mỹ:
Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.
Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới.
Trong các giáo trình kinh tế học vi mô nhập môn hoặc cơ sở, bàng quan thường được thể hiện bằng đường bàng quan (còn gọi là đường đồng mức thỏa dụng) trên một đồ thị hai chiều. Đường bàng quan là một tập hợp các lựa chọn về lượng giữa hai hàng hóa khác nhau nhưng cùng cho một mức hiệu dụng bằng nhau. Độ dốc của đường bàng quan được gọi là tỷ lệ thay thế biên của hàng tiêu dùng. Đây là tỷ lệ mà theo đó, người tiêu dùng sẵn lòng giảm lượng hàng hóa này để có thể tăng một đơn vị lượng hàng hóa kia. Thông thường, đường bàng quan là một đường cong (do tỷ lệ thay thế biên không cố định) và lồi (vì tỷ lệ thay thế biên có xu hướng giảm dần).
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của môt quốc gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.
Đường đẳng lượng, trong kinh tế học vi mô, là tập hợp các kết hợp giữa những yếu tố sản xuất (đầu vào) để đạt được cùng một mức sản lượng (đầu ra).
Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP). Đường này được đặt theo tên Alban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa [1].
Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó được phát triển bởi Max.O.Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com